Đề kháng kém là nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ dễ mắc các bệnh lý như cảm cúm, viêm họng, rối loạn tiêu hóa…
Vậy làm thế nào để tăng cường đề kháng? Đề kháng kém có phải do thiếu chất? Nên bổ sung thực phẩm tăng sức đề kháng cho trẻ ra sao? Đây là những băn khoăn phổ biến của nhiều bậc phụ huynh. Hãy cùng Glucankid tìm hiểu trong bài viết này để có câu trả lời rõ ràng nhất nhé!
Chế độ ăn khoa học, đầy đủ dinh dưỡng giúp trẻ tăng cường đề kháng mạnh mẽ hơn
1. Vai trò quan trọng của sức đề kháng với trẻ nhỏ
Đề kháng là khả năng tự bảo vệ của cơ thể trước sự xâm nhập của các yếu tố gây bệnh như: vi khuẩn, virus, hay các tác nhân môi trường,… Hệ miễn dịch đóng vai trò cốt lõi trong việc duy trì sức đề kháng này.
Trong những năm đầu đời của trẻ, hệ miễn dịch vẫn đang trong quá trình hoàn thiện. Điều này khiến trẻ dễ bị tấn công bởi các tác nhân gây hại. Dẫn đến các bệnh lý phổ biến như nhiễm trùng hô hấp, rối loạn tiêu hóa… Biểu hiện là trẻ hay ho, viêm họng, viêm phế quản, hay táo bón, tiêu chảy, đầy hơi,…
Giai đoạn đặc biệt cần chú ý
Từ 6 tháng tuổi trở đi, trẻ bắt đầu bước vào giai đoạn ăn dặm. Nên lượng kháng thể nhận được từ sữa mẹ bắt đầu giảm dần. Điều này khiến sức đề kháng của trẻ suy giảm đáng kể, làm tăng nguy cơ bị nhiễm bệnh hơn.
Tại Việt Nam, thời tiết thay đổi thất thường là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn và virus phát triển. Vì vậy, tăng cường đề kháng cho trẻ là yếu tố then chốt để bảo vệ con khỏi các bệnh lý thường gặp.
Tăng sức đề kháng cho trẻ từ 6 tháng tuổi là rất cần thiết
Xem thêm: Tầm quan trọng của kháng thể IgM trong tăng cường hệ thống miễn dịch của trẻ nhỏ
2. 10 thực phẩm tăng sức đề kháng cho trẻ ba mẹ cần biết
Chế độ ăn uống khoa học, đa dạng là chìa khóa để tăng cường sức đề kháng cho trẻ. Dưới đây là 10 loại thực phẩm vừa bổ dưỡng, vừa dễ chế biến, giúp trẻ khỏe mạnh mỗi ngày:
2.1 Sữa chua
Sữa chua là nguồn cung cấp lợi khuẩn cao. Ngoài ra, trong sữa chua chứa nhiều vitamin, khoáng chất hỗ trợ cho hệ miễn dịch.
Mẹ có thể cho trẻ ăn sữa chua kèm với mật ong hoặc trái cây cắt nhỏ như:dâu tây, chuối, táo,… để tăng thêm hương vị. Hoặc chế biến sữa chua thành các món sinh tố giúp trẻ tiêu hóa và hấp thu tốt hơn.
2.2 Cam, chanh và các loại quả giàu vitamin C
Các loại trái cây như cam, quýt, bưởi, kiwi không chỉ chứa nhiều vitamin C mà còn có hương vị tươi mát, dễ ăn. Cam và quýt có thể được ép lấy nước, làm sinh tố hoặc dùng làm món salad trái cây. Kiwi thái lát mỏng trộn cùng sữa chua là món ăn nhẹ tuyệt vời giúp tăng cường sức đề kháng.
2.3 Rau xanh
Súp lơ xanh, cải bó xôi, rau bina rất giàu vitamin E, A, C. Những loại rau này có thể được luộc, hấp hoặc xào nhẹ để giữ nguyên dưỡng chất. Mẹ cũng có thể làm món súp rau củ kết hợp khoai tây và cà rốt, vừa ngon miệng lại bổ dưỡng.
Rau xanh rất tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ
2.4 Cá hồi và các loại cá béo
Cá hồi chứa nhiều axit béo omega-3, giúp giảm viêm và tăng cường hoạt động của hệ miễn dịch. Cá hồi có thể được nướng với sốt mật ong, áp chảo với chanh hoặc làm sushi cho trẻ ở độ tuổi lớn hơn. Ba mẹ cũng có thể bổ sung cá thu, cá ngừ vào khẩu phần ăn để thay đổi khẩu vị cho bé.
2.5 Trứng
Trứng là nguồn cung cấp protein, vitamin D và nhiều dưỡng chất dồi dào. Trứng có thể chế biến thành nhiều món luộc, ốp la, trứng cuộn hoặc thêm vào món cháo để kích thích vị giác của trẻ.
2.6 Thịt bò
Thịt bò là nguồn nguyên liệu giàu dinh dưỡng, phù hợp với sự phát triển của bé. Cụ thể thịt bò giàu kẽm, sắt, protein, vitamin B6,… Ba mẹ có thể làm món bò hầm rau củ, bò xào hành tây hoặc bò viên sốt cà chua để trẻ ăn ngon miệng hơn.
2.7 Các loại hạt
Hạt óc chó, hạnh nhân, hạt chia,.. nguồn cung protein, chất béo, chất xơ, vitamin và khoáng chất có lợi cho sức khỏe của bé. Các loại hạt này có thể được rang giòn hoặc xay nhuyễn trộn vào bột, cháo, hoặc sinh tố.
2.8 Khoai lang
Khoai lang chứa beta-carotene, giúp bảo vệ niêm mạc và tăng cường sức khỏe đường hô hấp. Mẹ có thể nướng, hấp, làm súp hoặc biến tấu thành món khoai lang nghiền, dễ ăn và giàu dưỡng chất.
2.9 Tỏi
Tỏi chứa allicin-hợp chất có tính kháng khuẩn mạnh mẽ, giúp cơ thể chống lại các bệnh viêm nhiễm. Ba mẹ có thể băm nhỏ tỏi phi thơm, thêm vào các món xào hoặc nấu cháo để trẻ dễ ăn hơn.
2.10 Quả bơ
Bơ giàu vitamin E, kali và chất béo không bão hòa, rất tốt cho hệ miễn dịch của trẻ. Bơ có thể được dùng làm sinh tố, bánh mì nướng bơ, hoặc thái lát trộn salad.
3. Tăng cường đề kháng cho trẻ nhờ siro Glucankid
Trẻ 6 tháng – 6 tuổi, khả năng hấp thu dinh dưỡng từ các thực phẩm còn hạn chế. Hơn nữa mỗi trẻ lại có cơ địa và khả năng hấp thu khác nhau.
Nên nhiều ba mẹ dù đã cung cấp đầy đủ thực phẩm giàu dinh dưỡng nhưng trẻ vẫn đề kháng kém, hay mắc các bệnh vặt như cảm cúm, ho, sốt…
Điều này đặt ra bài toán cho các bậc phụ huynh: Làm thế nào để tăng cường sức đề kháng cho con một cách hiệu quả? Nhiều chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích sử dụng siro Glucankid như một giải pháp hỗ trợ tối ưu.
Siro Glucankid được Diễn viên Bảo Thanh tin tưởng lựa chọn
Thành phần nổi bật trong siro Glucankid chính là Beta Glucan – hoạt chất đã được nghiên cứu và chứng minh tăng cường miễn dịch mạnh nhất tự nhiên. Beta Glucan hoạt động bằng cách:
- Kích thích các tế bào miễn dịch, đặc biệt là đại thực bào (macrophage). Từ đó giúp nhận diện và tiêu diệt các tác nhân gây hại như virus, vi khuẩn.
- Thúc đẩy quá trình sản xuất kháng thể tự nhiên, giúp cơ thể chống lại các yếu tố gây bệnh.
Xem thêm: Tăng cường hàng rào miễn dịch cho trẻ từ hoạt chất Beta glucan
Không chỉ dừng lại ở đó, Beta Glucan trong Glucankid khi kết hợp với các dưỡng chất khác như Kẽm, lysin, vitamin C giúp tăng cường hàng rào miễn dịch mạnh mẽ hơn.
Siro Glucankid đã được chứng thực “TĂNG GẤP ĐÔI KHÁNG THỂ IGM CHỈ SAU 7 NGÀY SỬ DỤNG” tại Đại học Y Hà Nội.
Sức đề kháng là “lá chắn” bảo vệ trẻ trước mọi nguy cơ gây hại. Việc bổ sung các thực phẩm tăng sức đề kháng sẽ giúp trẻ có một hệ miễn dịch vững chãi. Glucankid hy vọng thông qua bài viết này, ba mẹ đã có thêm nhiều gợi ý hữu ích để xây dựng thực đơn phong phú và đảm bảo sức khỏe cho con yêu phát triển toàn diện.