“Ăn dặm” không phải là kỹ năng bé có thể giỏi ngay lập tức mà cần thời gian để học tập và làm quen. Và dễ hiểu khi hầu hết các trẻ đều thấy khó khắn khi bắt đầu tập ăn dặm. Ba mẹ lo lắng không biết phải làm sao khi con biếng ăn dặm thì bài viết này sẽ giúp ba mẹ tìm ra câu trả lời.
11 Nguyên tắc trị bé ăn dặm biếng ăn
1. Phân tích nguyên nhân: vì sao bé ăn dặm biếng ăn?
Trước hết, ba mẹ cần hiểu rằng bé nhà mình không phải là bé duy nhất biếng ăn khi bắt đầu giai đoạn ăn dặm. Có rất nhiều lý do để giải thích cho tình trạng biếng ăn ở trẻ, tuy nhiên hiểu rõ nguyên nhân sẽ giúp ba mẹ giải quyết triệt để hơn.
1.1 Bắt đầu cho bé ăn dặm quá sớm
Theo các chuyên giá, thời gian để bắt đầu cho bé ăn dặm là từ 5,5 đến 6 tháng tuổi. Khi mẹ cho bé ăn dặm quá sớm, hệ tiêu hóa của con chưa phát triển đầy đủ nên không thể hấp thụ tốt các chất dinh dưỡng, dẫn đến tình trạng khó tiêu ở bụng. Hậu quả là con không muốn ăn, lâu ngày dẫn đến tình trạng biếng ăn.
1.2 Lạm dụng đồ điện tử
Ngay từ những ngày đầu tập ăn dặm, mẹ đã cho bé vừa ăn vừa xem tivi, nghịch điện thoại, Ipad, hoặc chơi đồ chơi, hay cần có người làm trò vui để bé chịu ăn. Đây là nguyên nhân khiến bé biếng ăn dặm, bữa ăn kéo dài và bé không chịu ăn nếu thiếu những yếu tố này. Khi không tập trung vào ăn uống, bé dễ gặp các vấn đề tiêu hóa như táo bón, đi ngoài phân sống, hoặc phân nhầy do men tiêu hóa không tiết đúng thời điểm.
1.3 Thực đơn chưa đa dạng, cân đối dưỡng chất
Hằng ngày, mẹ cho bé ăn cùng một số món ăn, mùi vị và màu sắc không hấp dẫn, khiến bé không thấy ngon miệng và biếng ăn dặm là điều dễ hiểu.
Nhiều mẹ ninh nước hầm xương để nấu bột, nấu cháo cho con ăn lâu dài vì nghĩ rằng nước xương chứa nhiều chất và canxi. Thực tế, nước xương chứa canxi và chất béo động vật mà bé không hấp thụ được; cho bé ăn nước xương trong thời gian dài lại khiến bé thiếu chất, còi xương, khó tiêu và biếng ăn hơn.
1.4 Con biếng ăn do mắc phải 1 số bệnh lý
Khi bé mọc răng, họng bị sưng đau sẽ làm bé nuốt khó và không muốn ăn uống. Hoặc đôi khi do trẻ mắc các bệnh trên đường hô hấp, tiêu hóa,… do vi khuẩn, virus sẽ khiến con mệt mỏi, từ chối thức ăn. Cha mẹ cần đưa bé đi khám để tìm ra nguyên nhân và điều trị kịp thời, giúp bé ăn uống tốt trở lại.
2. 11 Nguyên tắc giúp mẹ trị bé ăn dặm biếng ăn hiệu quả
2.1. Cân bằng 4 nhóm chất dinh dưỡng thiết yếu trong thực đơn hằng ngày
Ngay từ khi bắt đầu ăn dặm, trẻ cần được cung cấp đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng sau để phát triển toàn diện nhất:
- Tinh bột: Từ bột gạo, khoai lang, khoai tây,..
- Chất đạm: Có trong thịt nạc, trứng gà, thịt cá,…
- Chất béo: Mẹ nên cho bé ăn chất béo có nguồn gốc từ thực vật như dầu oliu, phô mai, bơ, hạt ngũ cốc giàu chất béo… Sau khi nấu ăn xong, mẹ chỉ cần thêm 1 – 2 thìa dầu ăn nhỏ. Sau đó trộn đều là trẻ ăn được ngay.
- Các vitamin, khoáng chất và chất xơ: Có nhiều trong các loại rau xanh, hoa quả như cải bó xôi, bí đỏ, lê, chuối, táo, cà rốt…
Cân bằng 4 nhóm dinh dưỡng giúp bé đủ chất, hấp thu tốt
2.2 Đa dạng thực đơn ăn dặm cho bé
Không chỉ kích thích sự thèm ăn và tăng cảm giác ngon miệng giúp trẻ giảm biếng ăn, mà còn làm đa dạng khẩu vị và kích thích dạ dày trẻ tăng sản xuất nhiều loại enzyme. Đa dạng món ăn là chìa khóa cải thiện tình trạng biếng ăn và kén ăn ở trẻ.
2.3 Mẹ không nên ép con ăn
Khi đưa một đồ ăn lạ cho con, mẹ nên dùng ánh mắt trìu mến và khuyến khích bằng lời nói. Dưới sự cổ vũ của mẹ, con an tâm hơn và sẵn sàng thử mọi thứ. Mẹ không nên ép buộc bé bằng lời quát nạt hay dọa dẫm. Làm vậy chỉ khiến bé sợ hãi, quấy khóc. Cảm thấy ăn là một áp lực, lâu dần trở thành biếng ăn sinh lý thì rất khó khắc phục.
2.4 Mỗi bữa ăn dặm chỉ nên kéo dài tối đa 30 phút
Rèn trẻ ăn uống đúng và đủ giờ cũng là cách cải thiện biếng ăn dặm hiệu quả. Thường mỗi bữa ăn dặm của bé chỉ nên kéo dài tối đa 30 phút, dù trẻ chưa no cũng nên dừng lại. Khi đồng hồ sinh học được thiết lập, đến giờ ăn bụng đói thì bé sẽ tự đòi ăn. Biếng ăn cũng không có cơ hội hình thành ở trẻ sau này.
2.5 Không cho trẻ ăn vặt trước bữa ăn
Trước bữa ăn chính, mẹ không nên cho bé ăn nhiều đồ ăn vặt như hoa quả, bánh kẹo… hay kể cả bú sữa. Trẻ cảm thấy ngang bụng thì ăn chính sẽ không ngon. Hơn nữa, ăn vặt trước bữa ăn còn tạo thói quen ăn uống xấu cho trẻ, có thể khiến tình trạng biếng ăn dặm kéo dài và khó cải thiện.
2.6 Tạo sự thoải mái khi cho bé ăn dặm
Nếu trẻ phải ăn trong trạng thái khó chịu như: tã, quần áo quá chật, hoặc có rối loạn tiêu hóa đầy hơi, táo bón. Đôi khi có thể đau do mọc răng nên không ăn được. Tạo sự thoải mái cho bé là cách tốt nhất lúc này.
- Cho bé mặc đồ rộng rãi, thoáng mát. Tã nên phù hợp với độ tuổi của trẻ hoặc tốt nhất mẹ nên cởi tã cho trẻ.
- Nếu bé đang đau răng thì mẹ chuyển sang đồ ăn mềm hơn cho bé. Khi nào bé hết đau răng mới cho ăn lại thực phẩm kết cấu rắn.
- Nếu bé táo bón, đầy hơi thì mẹ nên bổ sung men vi sinh đa chủng và chất xơ cho con. Giúp con tiêu hóa dễ dàng hơn, nhanh hết táo bón và đầy hơi.
Tạo không khí thoải mái, tránh thúc ép con ăn vì có thể gây ảnh hưởng tâm lý của con về sau
2.7 Đồ ăn được chế biến từ loãng tới đặc
Khi bắt đầu nấu cháo cho bé, rất nhiều mẹ quên chưa điều chỉnh độ lỏng sao cho phù hợp với hệ tiêu hóa còn yếu của bé. Vì thế, các bé không chịu ăn dặm. Để món ăn của mẹ được bé tiếp nhận, mẹ hãy áp dụng ngay tuyệt chiêu bắt đầu từ lỏng đến đặc nhằm giúp bé quen dần mùi vị, cũng như tạo điều kiện cho hệ tiêu hóa bắt đầu thích nghi nhé!
2.8 Cho con ăn từ ít đến nhiều dần
Khi mới bắt đầu nấu cho bé ăn dặm, mẹ không nên nấu quá nhiều. Bé không chỉ ăn không hết, mà còn có thể cảm thấy ngán, thậm chí lo sợ khi ăn dặm.
Tốt nhất bé chỉ nên bắt đầu ăn vài muỗng để quen dần, đồng thời giúp đường ruột của bé thích nghi với các món ăn dặm. Mẹ có thể kiên nhẫn tập cho bé ăn từ 2 – 3 muỗng, rồi tăng dần ⅓ bát, rồi tăng lên nửa bát, ⅔ bát, rồi hết bát. Hành trình này tuy khá vất vả nhưng lại giúp bé không sợ hay chán ăn dặm.
2.9 Nêm nếm từ ngọt đến mặn
Đây là nguyên tắc rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến không chỉ vị giác của trẻ mà còn đến sức khỏe của thận. Trong các loại gia vị, bột ngọt có vị thân thiện với bé nhất. Do vậy, loại gia vị này được nhiều mẹ chọn dùng cho các bữa ăn dặm đầu tiên của con nhằm giúp con ăn nhiều hơn. Song, để đảm bảo an toàn cho hệ tiêu hóa và thận của bé, mẹ tránh nêm quá nhiều nhé!
2.10 Tập cho bé tự ăn dặm
Bé từ 7 – 9 tháng tuổi có thể tự ăn dặm bằng cách bốc. Để đảm bảo an toàn vệ sinh cho bé, mẹ nên rửa tay sạch sẽ cho bé trước mỗi bữa ăn dặm. Việc tập cho bé tự ăn ngay những ngày đầu ăn dặm giúp bé phát triển khả năng tự phục vụ và chăm sóc bản thân từ sớm. Bé từ 12 – 18 tháng tuổi đã có khả năng tự ăn. Vì vậy, mẹ có thể tập cho bé cầm muỗng và đừng quên động viên bé tự ăn dặm, cũng như hạn chế làm giúp bé nhé!
2.11 Kích thích cảm giác thèm ăn, giúp con ăn ngon hơn với siro Glucankid
Siro Glucankid là siro ăn ngon đầu tiên được nghiên cứu và sản xuất dành riêng cho trẻ em Việt Nam. Với công thức thức tối ưu kết hợp 4 hoạt chất ưu việt gồm:
- Vi chất Kẽm: giúp duy trì và bảo vệ các tế bào vị giác và khứu giác. Kẽm giúp điều vị, tăng cảm giác ngon miệng tự nhiên của trẻ, con thèm ăn hơn, hứng thú với đồ ăn hơn và tự giác ăn uống ngon miệng.
- Lysine: một acid amin thiết yếu của cơ thể, giúp phát triển hệ men tiêu hóa, gia tăng hiệu quả chuyển hóa thức ăn và hấp thu dinh dưỡng.
- Beta glucan, giúp tăng đề kháng đường ruột. Bằng cách cung cấp năng lượng cho hệ men vi sinh đường tiêu hóa, kích thích sinh kháng thể, giảm nguy cơ bệnh lý trên đường tiêu hóa cho trẻ.
- Kết hợp cùng Vitamin C, làm tăng chuyển hóa, giúp đường tiêu hóa của trẻ khỏe mạnh vững chãi. Tiêu hóa khỏe thì con sẽ ăn ngon tự nhiên, mẹ không cần thúc ép.
Siro ăn ngon Glucankid – giải pháp hiệu quả cho bé ăn dặm biếng ăn
Hiệu quả của siro Glucankid đã được Đại học Y Hà Nội kiểm chứng hiệu quả và hàng loạt các đầu báo uy tín như VTV, Dân trí, Sức khỏe đời sống,..đưa tin.
Xem thêm: Báo VTV giải mã sức hút của siro Glucankid hỗ trợ giúp trẻ ăn ngon hiệu quả
Bé ăn dặm biếng ăn là một vấn đề phổ biến mà nhiều bậc cha mẹ gặp phải. Tuy nhiên, với những nguyên tắc Glucankid chia sẻ như trên, mẹ hoàn toàn có thể giúp bé vượt qua giai đoạn này một cách dễ dàng. Còn những thắc mắc chưa được giải đáp ba mẹ hãy truy cập vào website glucankid.vn hoặc gọi điện tới số Hotline 0866 78 74 88 để được các dược sĩ của Glucankid giải đáp chi tiết nhất nhé.