Viêm phế quản cấp ở trẻ em là một trong những bệnh nhiễm trùng phổ biến nhất ở trẻ dưới 5 tuổi và là nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ phải nhập viện. Tuy triệu chứng có thể dần thuyên giảm nhưng nếu không được điều trị dứt điểm sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm về sau như suy hô hấp, viêm phổi,…
Viêm phế quản cấp ở trẻ em là nguyên nhân hàng đầu khiến bé phải nhập viện
1. Những nguyên nhân dẫn đến trẻ mắc viêm phế quản cấp
Viêm phế quản cấp là tình trạng viêm của cây khí-phế quản, thường xảy ra sau nhiễm trùng đường hô hấp trên. Bệnh chủ yếu do virus hoặc vi khuẩn gây ra.
- Virus là nguyên nhân phổ biến nhất, chiếm khoảng 80% trường hợp gây bệnh: virus sống trong các dịch tiết (nước mũi, đờm, nước bọt,…) khi người bệnh ho, hắt hơi phát tán ra không khí và lây qua đường hô hấp.
- Bội nhiễm vi khuẩn: như phế cầu khuẩn, liên cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn (H.influenzae)… Khi trẻ đề kháng còn yếu hoặc thuyên giảm, trong môi trường ô nhiễm, khói bụi hay thời tiết thay đổi đột ngột thì những vi khuẩn này sẽ hoạt động càng mạnh mẽ và bệnh của bé dễ trở thành mạn tính.
Ngoài ra, viêm phế quản cấp ở trẻ có thể đến từ một số thói quen như: tắm nước lạnh quá lâu, ngồi điều hòa, đứng trước máy lạnh sai cách,..ba mẹ cần chú ý.
2. Triệu chứng cho thấy trẻ mắc viêm phế quản cấp
Tuy bệnh hay gặp ở trẻ nhỏ và biểu hiện dễ nhận thấy nhưng lại không có triệu chứng cụ thể đặc hiệu, rõ ràng khiến cha mẹ hay bỏ qua. Bệnh viêm phế quản cấp ở trẻ thường xảy ra thông qua 3 giai đoạn:
Giai đoạn khởi phát
Bệnh khởi phát bằng các triệu chứng viêm đường hô hấp trên như sốt nhẹ, ho khan, hắt hơi, sổ mũi và có thể dẫn tới ngạt mũi. Các triệu chứng xuất hiện đột ngột và kéo dài từ 1-2 ngày.
Giai đoạn phát bệnh
Trong giai đoạn này, các triệu chứng của bệnh sẽ trở nên nặng nề hơn trong 3-7 ngày, bao gồm:
- Sốt tăng cao
- Khó thở kèm theo thở khò khè hoặc thở bằng miệng
- Da của trẻ tím tái, xanh xao
- Xuất hiện những biểu hiện rối loạn tiêu hóa ở mức độ nhẹ, chẳng hạn như nôn, ói, tiêu chảy,..
Trẻ sốt tăng cao đột ngột khiến nhiều phụ huynh lo lắng
Giai đoạn nguy hiểm
Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh viêm phế quản cấp ở trẻ em có thể diễn biến nặng thành viêm phổi. Giai đoạn này thường kéo dài từ 7-10 ngày, với các triệu chứng nghiêm trọng như:
- Sốt cao trên 39 độ C
- Các cơn ho kéo dài (giống như ho gà, ho lao), ho có đờm. Kéo theo triệu chứng khó thở nặng nề hơn, lồng ngực hoạt động mạnh.
- Chân tay mềm, yếu, không có lực. Da của trẻ xanh xao, môi và đầu ngón tay, ngón chân tím tái dần.
- Nôn, tiêu chảy nhiều
- Bên cạnh đó, sẽ có những biểu hiện về thần kinh như nằm li bì, hôn mê và có những cơn co giật, mạch yếu nhưng tim đập nhanh.
3. Viêm phế quản cấp ở trẻ có nguy hiểm không?
Thời gian khỏi bệnh viêm phế quản ở trẻ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm nguyên nhân gây bệnh, mức độ nghiêm trọng của bệnh, sức đề kháng và hệ miễn dịch của trẻ, cách chăm sóc và điều trị.
Thông thường, trẻ bị viêm phế quản sẽ khỏi bệnh sau 1-3 tuần nếu được chăm sóc và điều trị đúng cách. Tuy nhiên, đối với trẻ nhỏ, sức đề kháng và hệ miễn dịch kém, thời gian khỏi bệnh có thể kéo dài hơn 1 tháng.
Khi trẻ có các triệu chứng của viêm phế quản, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám bác sĩ ngay lập tức để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Nếu không được điều trị đúng, kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như: Viêm phổi, xẹp phổi, suy hô hấp, nặng hơn là viêm phế quản mạn tính, thậm chí có thể tử vong.
4. Phòng bệnh viêm phế quản cấp ở trẻ như nào để hiệu quả nhất
4.1 Chủ động tăng cường sức khỏe sản phụ
Mẹ cần được chăm sóc toàn diện từ khi mang thai để thai nhi phát triển khỏe mạnh, hạn chế sinh non, sức đề kháng yếu.
4.2 Cho con bú hoàn toàn bằng sữa mẹ
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, vì vậy cần cho trẻ bú hoàn toàn bằng sữa mẹ ít nhất 6 tháng đầu, sau đó tiếp tục cho trẻ bú sữa mẹ kết hợp với ăn dặm đến khi trẻ được 24 tháng tuổi hoặc hơn.
4.3 Tạo không gian sống và vui chơi của trẻ sạch sẽ, thoáng đãng
Giữ ấm cho trẻ, đeo khẩu trang khi đi ra ngoài, cho bé nằm nơi thoáng mát có nhiệt độ và độ ẩm thích hợp (nhiệt độ 18 – 20°c, độ ẩm 50%) là những biện pháp hiệu quả để phòng ngừa các bệnh hô hấp cho trẻ.
Đặc biệt, nên chủ động cách ly trẻ với môi trường ô nhiễm (khói bụi, thuốc lá,..) và người bị bệnh về đường hô hấp để tránh lây nhiễm chéo.
Tạo không gian vui chơi, sinh hoạt cho trẻ sạch sẽ, thoáng mát
4.4 Xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp
Chế độ dinh dưỡng phù hợp là yếu tố quan trọng giúp trẻ tránh nguy cơ mắc viêm phế quản cấp. Mẹ cần cho trẻ ăn uống đầy đủ, không bỏ bữa, đặc biệt là các thực phẩm giàu dinh dưỡng như sữa, thịt, cá, rau củ, trái cây,…
Ngoài ra, mẹ nên cho trẻ ăn các món ăn mềm, dễ tiêu hóa như: cháo, súp, rau củ, trái cây,…
Ngoài các biện pháp trên, cha mẹ có thể sử dụng các biện pháp hỗ trợ khác như:
- Tập cho trẻ thói quen vệ sinh răng miệng, mũi, họng thường xuyên bằng nước muối sinh lý. Điều này sẽ làm tăng nồng độ pH trong khoang miệng của trẻ, từ đó ngăn chặn sự lây lan và phát triển của vi khuẩn.
- Thiết lập lối sống lành mạnh, cho trẻ tập thể dục đều đặn, tránh xa những khu vực ô nhiễm, nhiều khói bụi.
- Chủ động sức nâng cao hệ miễn dịch ở trẻ bằng siro Glucankid giúp trẻ khỏe mạnh hơn từ bên trong, phát triển toàn diện về cả thể chất và tinh thần.
Qua những chia sẻ trên của GLUCANKID, hy vọng bố mẹ đã có những kiến thức về bệnh viêm phế quản cấp ở trẻ em và hiểu rõ hơn về cách phòng ngừa, chăm sóc cho con. Nếu có thắc mắc gì hãy liên hệ tới Hotline: 0866 78 74 88 để được tư vấn và giải đáp.