Bệnh tay chân miêng ở trẻ em không còn mới lạ nhưng vẫn là nỗi ám ảnh với nhiều phụ huynh khi con mình mắc phải bệnh này. Vẫn còn những quan điểm sai lầm xoay quanh việc mắc tay chân miệng cần kiêng gió, kiêng nước, kiêng tắm,..mà bố mẹ nên nắm rõ. Vậy bé bị tay chân miệng nên kiêng gì và ăn gì để mau khỏi?
1. Tay chân miệng là bệnh gì?
Bệnh tay chân miệng (HFMD) là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây ra, thường gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi. Bệnh có biểu hiện sốt, phát ban, loét miệng,… gây khó chịu cho trẻ.
Nằm trong top 10 bệnh gây truyền nhiễm có tỷ lệ mắc cao nhất ở nước ta. Chỉ tính từ năm 2014 đến nay cả nước ghi nhận 1.805.916 trường hợp mắc tay chân miệng, trong đó có 14.667 trường hợp nặng, 23 trường hợp tử vong đã gióng lên hồi chuông báo động cho các bậc phụ huynh về việc bảo vệ và phòng ngừa tay chân miệng cho bé.
Bệnh tay chân miệng ở trẻ nằm trong Top các bệnh truyền nhiễm ở nước ta
2. Bé bị tay chân miệng cần kiêng những gì ?
2.1 Kiêng đến nơi đông người
Virus gây bệnh có thể lây lan qua đường hô hấp, tiêu hóa hoặc tiếp xúc với dịch tiết từ vết loét của người bệnh. Nơi đông người là nơi tập trung nhiều người, tạo điều kiện thuận lợi cho virus lây lan từ người sang người.
Khi trẻ bị chân tay miệng đi đến nơi đông người, virus từ trẻ có thể lây lan cho những người khác, khiến họ cũng bị mắc bệnh.
Nếu trẻ đang đi học thì nên cho trẻ nghỉ học khoảng 10 – 14 ngày để ngăn ngừa sự lây truyền bệnh. Nếu bé chưa đi học, bố mẹ nên để bé nghỉ ngơi ở nhà, khi chăm sóc bé cần rửa tay sạch với dung dịch khử khuẩn để tránh làm lây lan dịch bệnh.
2.2 Kiêng gãi, chạm vào vết ban hay làm vỡ mụn nước
Bé bị chân tay miệng thường xuất hiện các vết loét trong khoang miệng và cổ họng. Nếu trẻ gãi hoặc chạm vào các vết loét này sẽ khiến các vết loét bị kích ứng nặng, gây đau rát, khó chịu, thậm chí khó lành hơn.
Ngoài ra, khi gãi hoặc chạm vào vết ban hay mụn nước, trẻ có thể làm vỡ các vết thương này, khiến virus lây lan sang các vùng da khác, gây nhiễm trùng.
Cần hạn chế gãi, chạm vào vết ban để tránh vỡ mụn nước
Một số điều cần lưu ý giúp bố mẹ chăm sóc bé tốt hơn:
- Cắt tỉa móng tay, móng chân cho trẻ sạch sẽ, gọn gàng.
- Cho trẻ đeo bao tay khi đi ngủ để tránh trẻ gãi vào ban đêm.
- Nếu trẻ gãi, chạm vào vết ban hay mụn nước, cha mẹ cần rửa sạch tay cho trẻ bằng xà phòng và nước sạch.
- Với các vết ban có dấu hiệu phồng rộp, loét nên hỏi ý kiến bác sĩ để sử dụng thuốc ngăn ngừa nhiễm trùng xảy ra.
2.3 Tránh sử dụng các loại thìa, dĩa sắc nhọn
Tránh để trẻ sử dụng các loại thìa, dĩa sắc nhọn có thể khiến các vết loét trong miệng bị xước, chảy máu, gây đau đớn.
Những điều ba mẹ cần chú ý khi cho trẻ ăn
- Dùng thìa, dĩa nhựa hoặc gỗ cho trẻ.
- Cắt thức ăn thành miếng nhỏ, dễ nuốt.
- Cho trẻ ăn chậm rãi, tránh để trẻ cắn phải thìa, dĩa.
2.4 Không cho trẻ uống aspirin
Không nên dùng Aspirin cho trẻ bị chân tay miêng vì có nguy cơ tiềm ẩn gây ra hội chứng Reye ở trẻ em dưới 18 tuổi.Trường hợp bé bị sốt, bố mẹ nên cho bé dùng thuốc Paracetamol theo chỉ định của bác sĩ, tránh tự ý tăng liều hoặc thay đổi thuốc.
Đồng thời, cho trẻ uống nhiều nước để tránh bị mất nước.
2.5 Không nên kiêng tắm, kiêng gió
Các thế hệ trước thường quan niệm rằng trẻ mắc bệnh nào cũng nên kiêng tắm, kiêng gió để tránh làm vỡ các vết loét trên da. Trẻ bị chân tay miệng cũng không loại lệ, bố mẹ thưởng cho con mặc nhiều quần áo và để con lâu trong nhà.
Tuy nhiên theo quan điểm của y học hiện đại thì không hoàn đúng. Khi trẻ kiêng tắm, cơ thể sẽ tiết ra nhiều mồ hôi, khiến trẻ bị ngứa ngáy, khó chịu hơn. Ngoài ra, việc không tắm rửa sạch sẽ cũng có thể khiến trẻ bị nhiễm trùng da, khiến các vết loét trở nên nghiêm trọng hơn.
Để tắm cho trẻ an toàn, cha mẹ cần lưu ý những điều sau:
- Tắm cho trẻ bằng nước ấm (có thể dùng nước muối pha loãng), không nên tắm quá lâu.
- Dùng xà phòng diệt khuẩn để vệ sinh cơ thể trẻ, đặc biệt là các vùng da bị loét.
- Lau khô cơ thể trẻ bằng khăn mềm, sạch.
3. Bé bị tay chân miệng nên ăn gì để nhanh khỏi bệnh
Chăm sóc trẻ nhỏ trong giai đoạn mắc bệnh và hồi phục là rất quan trọng. Đặc biệt là chế độ dinh dưỡng hằng ngày để trẻ nâng cao sức đề kháng chống chọi với Virus gây bệnh. Dưới đây là một số lưu ý những nhóm thực phẩm nên tăng cường cho bé:
- Thực phẩm mềm, loãng, dễ nuốt sẽ giúp giảm đau rát trong miệng, giúp trẻ ăn ngon miệng hơn có thể kể đến như: cháo, súp, sữa chua, yaourt, kem, thạch,…
- Thực phẩm giàu protein: Protein là chất dinh dưỡng quan trọng để trẻ tăng cường sức đề kháng, chống lại tác nhân gây bệnh. Mẹ nên bổ sung thịt, cá, trứng, sữa,…vào thực đơn hàng ngày cho con.
- Thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất giúp trẻ tăng cường sức khỏe, hỗ trợ quá trình hồi phục bệnh. Một số thực phầm giàu vitamin và khoáng chất thông thường như: trái cây, rau củ, ngũ cốc nguyên hạt,…
- Khi xuất hiện mụn nước vỡ thì cần bổ sung thêm nhiều vitamin A cho trẻ qua các loại thực phẩm như cà rốt, bí đao, ngô, súp lơ xanh,… để chống bội nhiễm.
Chế biến thực phẩm dạng cháo, súp,.. giúp trẻ dễ ăn và thấy ngon miệng hơn
Bên cạnh chế độ dinh dưỡng, ba mẹ cũng cần chú ý đến vấn đề “bé bị tay chân miệng” cần kiêng khem các loại thực phẩm nào để mau khỏi.
- Tránh nhóm thực phẩm giàu Arginine: Arginine được biết đến là một loại axit amin có thể làm virus sinh sản nhiều hơn, nên bé ăn những thực phẩm chứa chất này có thể khiến tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn. Do đó, mẹ không nên cho trẻ ăn thực phẩm chứa nhiều arginine như socola, đậu phộng, nho khô, các loại hạt,…
- Không nên dùng thực phẩm cay nóng và chua: Với bé bị tay chân miệng thường nổi các vết ban, loét trong niêm mạc miệng. Việc để bé ăn đồ cay nóng hay chua có thể gây ra tình trạng bị kích ứng, đau rát, khó chịu. Vì vậy, nên tránh một số thực phẩm như: ớt, tiêu, tỏi, hành, chanh,…
- Hạn chế thực phẩm nhiều dầu mỡ, chất béo bão hòa: làm cho da bé tiết nhiều dầu hơn khiến tình trạng các nốt ban sẽ trở nên trầm trọng hơn. Đồng thời những thực phẩm này thường khó tiêu hóa, hấp thụ chậm và không tốt với sức khỏe của trẻ.
Lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho bé bị tay chân miệng
- Chia nhỏ các bữa ăn thành nhiều lần, cho trẻ ăn nhiều lần trong ngày.
- Không ép ăn khi trẻ không muốn ăn.
- Cân đối dinh dưỡng trong từng bữa ăn, tránh thiếu chất và dư thừa chất.
- Hướng dẫn cách điều trị bệnh tay chân miệng cho bé
Hiện nay, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cho bệnh chân tay miệng. Việc điều trị chủ yếu nhằm giảm các triệu chứng và hỗ trợ cơ thể trẻ tự khỏi bệnh.
Dưới đây là một số cách điều trị bệnh tay chân miệng tại nhà cho trẻ:
- Hạ sốt: Khi trẻ bị sốt cao từ 38,5 độ C trở lên, cần cho trẻ sử dụng thuốc hạ sốt paracetamol. Lưu ý, không sử dụng thuốc ibuprofen cho trẻ dưới 6 tháng tuổi.
- Bù nước: Trẻ bị tay chân miệng thường bị mất nước do sốt, nôn ói, tiêu chảy. Do đó, cần cho trẻ uống nhiều nước, nước điện giải để bù nước, điện giải.
- Giảm đau: Bé thường thấy đau miệng, đau họng do các vết loét. Có thể cho trẻ sử dụng các loại thuốc giảm đau, kháng viêm không steroid như ibuprofen, diclofenac,… theo chỉ định của bác sĩ.
- Vệ sinh răng miệng: Cần vệ sinh răng miệng cho trẻ thường xuyên, nhẹ nhàng để tránh tổn thương các vết loét trong miệng. Có thể sử dụng các loại nước súc miệng an toàn cho trẻ bị tay chân miệng.
- Thăm khám bác sĩ: Khi trẻ có các dấu hiệu bất thường như sốt cao kéo dài, xuất hiện các nốt ban đỏ ở các vị trí khác trên cơ thể, trẻ có biểu hiện khó thở,… cần đưa trẻ đi khám bác sĩ ngay lập tức.
Chăm sóc trẻ bị bệnh chưa bao giờ là dễ dàng với các bậc phụ huynh. Trên hành trình nuôi con khôn lớn, có lẽ không ít lần bố mẹ phải đối mặt với những tình huống khó khăn như vậy. Hy vọng những kiến thức về bệnh tay chân miệng mà GlucanKid chia sẻ sẽ giúp bố mẹ luôn vững vàng đối mặt cùng con.