Trẻ ngậm thức ăn không chịu nuốt ảnh hưởng đến khả năng ăn uống mà còn tác động xấu đến quá trình hấp thu dinh dưỡng, thậm chí còn là nguyên nhân khiến trẻ sâu răng. Nhưng mẹ đừng lo lắng, đã có những bí quyết giúp mẹ giải quyết những vấn đề trên.
1. Nguyên nhân khiến trẻ ngậm thức ăn không chịu nuốt
Để giải quyết tình trạng trẻ ngậm thức ăn, mẹ cần nắm rõ nguyên nhân dẫn đến việc con không nhai và nuốt.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trẻ thường xuyên ngậm thức ăn thường là do biếng ăn. Bé đang cố kéo dài thời gian bữa ăn để tránh phải ăn nhiều, dẫn đến việc hình thành thói quen xấu. Điều này làm nhiều bậc cha mẹ cảm thấy bất lực.
Trẻ biếng ăn, thường xuyên kéo dài bữa ăn bằng cách ngậm thức ăn không chịu nuốt
Dưới đây là một số lý do khiến trẻ ngậm thức ăn.
1.1 Trẻ đang gặp một số vấn đề về sức khỏe
Một trong những nguyên nhân phổ biến khiến trẻ ngậm thức ăn là do đang mắc phải một số bệnh lý. Khi bị ốm, trẻ thường mất cảm giác ngon miệng và không muốn nuốt thức ăn. Các bệnh lý như viêm họng, cảm cúm, viêm amidan hoặc các vấn đề tiêu hóa đều có thể gây ra tình trạng này.
1.2 Đồ ăn không hợp khẩu vị
Trẻ em có xu hướng kén chọn thực phẩm và dễ dàng từ chối những món ăn mà chúng không thích. Nếu món ăn không hợp khẩu vị hoặc có mùi vị quá mạnh, trẻ sẽ dễ dàng ngậm thức ăn mà không chịu nuốt.
1.3 Mất cân bằng dinh dưỡng trong chế độ ăn
Chế độ ăn uống thiếu cân bằng, thiên về một nhóm thực phẩm cụ thể có thể dẫn đến việc bé thiếu hụt các dưỡng chất cần thiết như sắt, kẽm, magie, lysine, chất xơ, và đặc biệt là các vitamin nhóm B, C. Điều này làm giảm vị giác của bé, khiến bé ăn không ngon và lười nuốt.
1.4 Trẻ đang trải qua giai đoạn phát triển
Trong những giai đoạn phát triển như mọc răng, trẻ thường cảm thấy khó chịu trong miệng. Điều này có thể làm cho trẻ ngậm thức ăn để giảm bớt cảm giác khó chịu, thay vì nhai và nuốt.
1.5 Thói quen xấu trong ăn uống
Một số trẻ phát triển thói quen xấu trong ăn uống, chẳng hạn như ngậm thức ăn để tránh phải ăn những món không ưa thích hoặc để thu hút sự chú ý của cha mẹ.
Xem thêm: Lưu ý khi lựa chọn sản phẩm hỗ trợ trẻ biếng ăn
2. 6 mẹo giúp mẹ khắc phục tình trạng ăn ngậm ở trẻ
2.1 Thay đổi nết ăn bằng cách “mạnh dạn bỏ đói” con
Nghe tưởng chừng như rất phản khoa học, nhưng nhiều mẹ đã thử áp dụng phương pháp này và thấy hiệu quả.
“Mạnh dạn bỏ đói” để con tự đòi ăn, quá trình ăn dễ dàng hơn
Bởi vì, trẻ hay ngậm thức ăn một phần là do không cảm thấy đói. Do đó, một cách tuyệt vời để khắc phục tình trạng biếng ăn và ngậm thức ăn của trẻ là để trẻ có thời gian đói. Khi đói, bé sẽ tự đòi ăn và quá trình ăn sẽ trở nên dễ dàng và ngon miệng hơn. Nếu trẻ ngậm thức ăn quá lâu, mẹ nên dọn đồ ăn đi và thử cho con ăn lại sau khoảng 1-2 tiếng.
Để trẻ có cảm giác đói, mẹ cần hạn chế cho trẻ ăn vặt trong ngày, đặc biệt là những thực phẩm khó tiêu. Mẹ cũng không nên ép trẻ ăn quá nhiều so với nhu cầu của bé. Hơn nữa, mẹ cần điều chỉnh giờ ăn sao cho hợp lý để bụng trẻ có thời gian tiêu hóa thức ăn. Theo các chuyên gia, mỗi bữa ăn của trẻ nên cách nhau khoảng 2-3 tiếng.
2.2 Xin hãy để con tránh xa đồ điện tử
Việc cho bé vừa ăn vừa xem tivi hoặc sử dụng các thiết bị công nghệ như iPad, điện thoại không chỉ ảnh hưởng tiêu cực đến hệ tiêu hóa của bé mà còn tạo ra thói quen xấu trong bữa ăn hàng ngày.
Khi bé xem hoạt hình hay quảng cáo, bé dễ bị phân tâm, mất tập trung vào việc ăn uống, dẫn đến việc mải chơi và quên ăn hoặc không còn cảm giác ngon miệng, dù bữa ăn có hấp dẫn đến đâu. Điều này còn có thể gây hại cho dạ dày non nớt của trẻ.
2.3 Tạo môi trường ăn uống thoải mái, để bé ngồi cạnh gia đình
Hãy tạo cho trẻ một không gian ăn uống thoải mái, vui vẻ. Tránh những yếu tố gây xao lãng như đồ chơi, TV, để trẻ có thể tập trung vào việc ăn uống. Đồng thời, không nên ép buộc hoặc quát mắng trẻ khi ăn, điều này chỉ làm tăng thêm căng thẳng và áp lực.
Tạo không khí thoải mái, vui vẻ cũng là cách khiến trẻ tránh xa điện thoại, ipad, tivi,…
Đặc biệt, trẻ nhỏ thường rất thích quan sát và bắt chước hành động của người lớn xung quanh. Nếu bé đã biết ngồi ghế, bố mẹ nên để bé ngồi ăn cùng bàn với gia đình. Trong bữa ăn, mọi người có thể hướng dẫn trẻ cách lấy thức ăn từ đĩa và đưa lên miệng. Ngoài ra, nên tích cực khen ngợi và động viên khi bé ngồi ăn ngoan và nuốt thức ăn tốt.
2.4 Thay đổi thực đơn đa dạng, trình bày bắt mắt
Đa dạng hóa thực đơn hàng ngày để kích thích sự tò mò và hứng thú của trẻ với thức ăn. Chế biến các món ăn với màu sắc bắt mắt, hương vị phong phú sẽ giúp trẻ cảm thấy hứng thú hơn với bữa ăn.
2.5 Cho con ăn dặm đúng cách
Ba mẹ nên đặc biệt chú ý đến độ tuổi ăn dặm của con. Theo chuyên gia dinh dưỡng, ăn dặm quá sớm hoặc quá muộn đều là nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn và hay ngậm thức ăn. Bên cạnh đó, việc chế biến thức ăn không phù hợp với độ tuổi của bé cũng làm trẻ không chịu nuốt. Vì vậy, mẹ cần cho trẻ ăn đúng cấu trúc như sau:
– Trẻ khoảng 5-6 tháng tuổi: cấu trúc thức ăn phù hợp là bột sánh.
– Trẻ giai đoạn 7-11 tháng tuổi: thức ăn nên được ninh mềm, nghiền sơ để trẻ có thể tự làm tan bằng lưỡi rồi nuốt.
– Trẻ 12-15 tháng tuổi: mẹ chỉ cần nấu thức ăn sao cho mềm, cắt to khoảng 0,5 cm, dài 2 – 3 cm để con có thể tự nhai.
2.6 Giúp bé trị chứng ăn ngậm với Siro ăn ngon Glucankid
Nếu ba mẹ đã từng thử mọi cách nhưng con vẫn không chịu nhai nuốt thức ăn, thì khả năng rất cao bé nhà bạn đang bị biếng ăn do rối loạn tiêu hóa hoặc rối loạn vị giác dẫn đến mất cảm giác ăn ngon.
Trong trường hợp này, mẹ không nên chủ quan để mặc trẻ, vì để lâu các lợi khuẩn đường ruột sẽ dần suy giảm, làm vi sinh đường ruột mất cân bằng và tình trạng biếng ăn, tiêu hóa kém, chậm hấp thu sẽ trở nên nghiêm trọng hơn.
Bố mẹ nên bổ sung ngay các vi chất thiết yếu như Lysine, Kẽm Gluconat,Beta glucan, Vitamin C,… có trong siro ăn ngon Glucankid để cải thiện vị giác, kích thích nhanh chóng cảm giác thèm ăn, từ đó giúp con thấy ăn ngon miệng hơn.
Nổi bật là hoạt chất Beta glucan có tác dụng nuôi dưỡng các lợi khuẩn đường ruột một cách tự nhiên, giúp trẻ lấy lại cảm giác thèm ăn và ăn ngon miệng hơn. Nhờ vậy, khi thức ăn vào miệng, các enzym tiêu hóa sẽ được tiết ra đều đặn, giúp trẻ hứng thú hơn với việc nhai nuốt thức ăn và chấm dứt tình trạng ăn ngậm.
Trị chứng ăn ngậm cho trẻ nhờ siro Glucankid
Siro ăn ngon Glucankid không chỉ giúp trẻ trị chứng ăn ngậm hiệu quả, mà còn là giải pháp tối ưu để tăng cường hệ miễn dịch, phòng ngừa các bệnh đường hô hấp hiệu quả,…
Xem thêm: Giải mã sức hút của siro Glucankid hỗ trợ giúp trẻ ăn ngon và tăng đề kháng hiệu quả
3. Tránh ngay những sai lầm thường gặp trong cách khắc phục ăn ngậm ở trẻ
- Ép buộc trẻ ăn: ba mẹ có xu hướng ép buộc con ăn khi thấy con ăn kém. Điều này không những không giải quyết được vấn đề mà còn khiến trẻ cảm thấy sợ hãi, căng thẳng mỗi khi đến giờ ăn.
- Cho trẻ ăn vặt quá nhiều: Việc cho trẻ ăn vặt quá nhiều giữa các bữa chính cũng là một sai lầm phổ biến. Điều này làm trẻ mất cảm giác đói và không hứng thú với bữa ăn chính.
- Không kiên trì với phương pháp mới: Thay đổi thói quen ăn uống cần có thời gian. Nhiều cha mẹ thiếu kiên nhẫn và từ bỏ các phương pháp mới quá sớm, khiến việc cải thiện tình trạng ăn ngậm không đạt được hiệu quả như mong muốn.
Tật ngậm thức ăn ở trẻ là một vấn đề phổ biến nhưng hoàn toàn có thể khắc phục được nếu cha mẹ hiểu rõ nguyên nhân và áp dụng các biện pháp đúng đắn. Trong quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng con, nếu cần có sự đồng hành của người bạn, chuyên gia chuyên môn thì ba mẹ đừng ngần ngại để lại thông tin hoặc liên hệ tới số Hotline 0866 78 74 88 để được tư vấn nhé.