Biếng ăn sinh lý ở trẻ là tình trạng thường gặp, hay xảy ra ở các giai đoạn phát triển. Biếng ăn sinh lý có thể dẫn đến thiếu hụt dinh dưỡng, ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ, gây ra những vấn đề nghiêm trọng nếu không được xử lý kịp thời. Vậy làm sao để nhận biết và khắc phục tình trạng này ở trẻ?
1. Cách nhận biết khi trẻ có dấu hiệu biếng ăn sinh lý
Biếng ăn sinh lý là hiện tượng trẻ giảm hoặc mất hẳn cảm giác thèm ăn trong một khoảng thời gian ngắn từ 1- 2 tuần. Đặc biệt, hay xảy ra ở các giai đoạn phát triển quan trọng của trẻ như: học nghe, học nói, ăn dặm, mọc răng, tập đi,…
Khác với biếng ăn bệnh lý, biếng ăn sinh lý không phải do các bệnh khác gây ra mà do những thay đổi tự nhiên trong cơ thể trẻ.
Biếng ăn sinh lý ở trẻ nếu không phát hiện kịp thời sẽ gây ra nhiều hậu quả về sau
Để nhận biết tình trạng biếng ăn sinh lý ở trẻ, mẹ có thể dựa vào các dấu hiệu sau:
- Trẻ bỗng dưng bú ít hơn so với bình thường, không tỉnh dậy để bú đêm, không tự giác đòi bú hay thậm chí từ chối bú mẹ.
- Trẻ chỉ thích ăn một số món và không chiuja ưn các món khác, không chấp nhận thử món mới.
- Trẻ thường xuyên bỏ bữa, từ chối ăn hoặc ăn rất ít.
- Dù mẹ đã cố đa dạng món ăn, thay đổi thực đơn liên tục trẻ vẫn ăn ít, không tập trung vào bữa ăn
- Trẻ quấy khóc khi ăn, ngậm thức ăn trong miệng hoặc phun ra.
- Trẻ năng động, thích khám phá mọi thứ xung quanh mà không hứng thú với đồ ăn.
- Trẻ đột nhiên không tăng cân hoặc giảm cân mà không có dấu hiệu bệnh lý.
Xem thêm: Biện pháp cho trẻ biếng ăn – Nguyên nhân và cách khắc phục
2. 10 giai đoạn biếng ăn sinh lý ở trẻ mẹ cần chú ý ngay
2.1. Giai đoạn trẻ 4-5 tuần tuổi
Trong độ tuổi này, trẻ bắt đầu có nhận thức về thế giới xung quanh nhiều hơn. Trẻ không còn “mê” ngủ như trước, thay vào đó là quan sát mọi thứ xung quanh. Điều này khiến trẻ thường xuyên quấy khóc, tỉnh giấc giữa đêm và trở nên lười bú. Để giúp bé vượt qua giai đoạn này, mẹ cần âu yếm, dành nhiều thời gian cho con bú.
2.2 Giai đoạn trẻ 8-9 tuần tuổi ( khoảng 2 tháng tuổi )
Vào tuần thứ 8, trẻ trở nên tò mò và thích khám phá môi trường xung quanh. Âm thanh, hình ảnh và tiếng động trong nhà đều khiến trẻ thích thú và chú ý, đôi khi quên cả việc ăn uống. Vào ban đêm, trẻ cũng có thể mất ngủ do lượng thức ăn không đủ. Mẹ cần tạo môi trường yên tĩnh, hạn chế tiếng ồn để bé dễ ngủ và ăn uống đúng giờ.
2.3 Giai đoạn trẻ 12 tuần tuổi ( khoảng 3 tháng tuổi )
Ở tuần tuổi thứ 12, trẻ bắt đầu sử dụng tay một cách linh hoạt hơn và có thể thực hiện những động tác như lật người. Khi trẻ đang mải mê khám phá các kỹ năng mới này, việc ăn uống có thể bị lơ là. Tuy nhiên, mẹ không cần quá lo lắng vì chỉ sau khoảng một tuần, trẻ sẽ ăn ngon trở lại.
2.4 Giai đoạn trẻ 18-19 tuần tuổi ( 4-5 tháng tuổi )
Đây là giai đoạn quan trọng, đánh dấu sự tiến bộ lớn trong khả năng học nghe của trẻ. Trẻ bắt đầu phản ứng lại khi nghe mẹ gọi và thường xuyên “mút mát” tay, chân, điều này có thể làm giảm cảm giác thèm ăn. Mẹ cần kiên nhẫn, động viên và duy trì thói quen ăn uống cho trẻ để vượt qua giai đoạn này.
2.5 Giai đoạn trẻ 23-26 tuần tuổi ( khoảng 6 tháng tuổi)
Khi bước sang 6 tháng tuổi, trẻ bắt đầu lăn, bò và tập ăn dặm. Sự thay đổi này cùng với tính hiếu kỳ khám phá mọi thứ xung quanh khiến trẻ quên mất việc ăn uống. Việc thay đổi từ sữa sang cháo cũng làm trẻ khó chịu và biếng ăn. Mẹ cần kiên trì và dần dần giới thiệu các loại thức ăn mới cho trẻ.
2.6 Giai đoạn trẻ 33-37 tuần tuổi ( 8-9 tháng tuổi)
Vào tuần thứ 33, trẻ đã bò trườn rất thành thục và thích đứng vịn, di chuyển theo các điểm tựa trong nhà. Trẻ cũng bắt đầu thấy chán các thức ăn loãng và muốn chuyển sang ăn đặc hơn. Đây là lúc mẹ nên thay đổi kết cấu thức ăn để kích thích sự thèm ăn của trẻ. Đồng thời, mẹ nên giảm bữa đêm và tập trung vào các bữa chính trong ngày.
2.7 Giai đoạn trẻ 42-46 tuần tuổi ( 10-11 tháng tuổi )
Ở giai đoạn này, trẻ bắt đầu nhận thức được nhiều thói quen hàng ngày như giờ ăn, giờ ngủ hay việc đội mũ khi ra ngoài. Mặc dù có thể biếng ăn nhưng nếu sinh hoạt đã vào nề nếp, mẹ chỉ cần duy trì lịch trình và bé sẽ nhanh chóng vượt qua, ăn uống ngon miệng trở lại.
2.8 Giai đoạn trẻ 52-55 tuần tuổi ( khoảng 1 tuổi )
Trẻ 52 tuần tuổi bắt đầu hình thành sở thích và gu ăn uống của mình. Trẻ có thể nhõng nhẽo, lười ăn do mải chơi hoặc không thích món ăn nào đó. Mẹ có thể thử thay đổi khẩu vị, cách chế biến món ăn sao, cách trình bày sao cho hấp dẫn và kích thích vị giác của trẻ hơn.
2.9 Giai đoạn trẻ 61- 75 tuần tuổi ( 15-18 tháng tuổi )
Giai đoạn này là thời điểm hình thành thói quen và lối sống của trẻ. Mẹ cần rèn luyện kỷ luật để trẻ hiểu rằng mình cần tuân thủ một lịch trình ăn uống nhất định. Điều này giúp hình thành thói quen ăn uống lành mạnh và cải thiện tình trạng biếng ăn của trẻ.
2.10 Trẻ bắt đầu đi mẫu giáo ( 2-5 tuổi )
Thay đổi môi trường sinh hoạt và chế độ ăn uống có thể ảnh hưởng lớn đến tâm lý của trẻ, dẫn đến tình trạng biếng ăn sinh lý. Ở giai đoạn này, trẻ phải làm quen với nhiều điều mới mẻ, xung quanh là cô giáo và bạn bè mới thay vì những người thân trong gia đình.
Thay đổi môi trường sinh hoạt, vui chơi cũng là nguyên nhân dẫn đến biếng ăn sinh lý ở trẻ
Khi trẻ bắt đầu thích thú với môi trường học tập mới, trẻ sẽ nhận ra rằng để có thể chơi và tham gia các hoạt động nhiều hơn, trẻ cần phải ăn nhiều hơn. Từ đó, trẻ sẽ dần có cảm giác thèm ăn và tập trung vào việc ăn uống hơn.
3. Biếng ăn sinh lý ở trẻ kéo dài bao lâu thì hết
Thời gian kéo dài của biếng ăn sinh lý tùy thuộc vào từng giai đoạn phát triển của trẻ. Thông thường, biếng ăn sinh lý chỉ kéo dài từ vài ngày đến một tuần. Tuy nhiên, ở một số trẻ, tình trạng này có thể kéo dài hơn nếu không được phát hiện và hỗ trợ kịp thời.
Xem thêm: “Chấm dứt” vòng luẩn quẩn biếng ăn-suy dinh dưỡng-ốm vặt nhờ siro ăn ngon Glucankid
4. Giải quyết tình trạng biếng ăn sinh lý ở trẻ
4.1 Chế độ dinh dưỡng cân bằng, hợp lý
- Đa dạng thực phẩm: Cung cấp cho trẻ một chế độ ăn đa dạng với nhiều loại thực phẩm khác nhau để đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng.
- Thực đơn hấp dẫn: Chế biến thức ăn theo cách hấp dẫn và phù hợp với sở thích của trẻ để kích thích sự thèm ăn.
4.2 Thói quen ăn uống lành mạnh
- Lịch ăn đều đặn: Thiết lập một lịch ăn uống đều đặn để tạo thói quen cho trẻ.
- Môi trường ăn uống thoải mái: Tạo một không gian ăn uống thoải mái, không áp lực để trẻ cảm thấy vui vẻ khi ăn.
Tạo không khí thoải mái, tránh bắt ép con ăn
4.3 Giúp trẻ giảm biếng ăn, ăn ngon miệng với siro Glucankid
Siro ăn ngon Glucankid là một giải pháp hiệu quả giúp trẻ cải thiện tình trạng biếng ăn sinh lý. Được sản xuất bởi BCC – công ty cổ phần Công nghệ Hóa sinh Việt Nam có hơn 23 năm kinh nhiệm trong nghiên cứu và phát triển, Glucankid đảm bảo tính an toàn và hiệu quả cho trẻ nhỏ.
Siro Glucankid – giải pháp hiệu quả cho tình trạng biếng ăn sinh lý ở trẻ
Với thành phần tối ưu dành riêng cho trẻ biếng ăn, chậm lớn, châm tăng cân như: Kẽm, Lysin giúp bé cải thiện vị giác, tăng cảm giác thèm ăn và ăn ngon hơn. Đặc biệt sự kết hợp hoàn hảo với Vitamin C và Beta glucan giúp bé kích thích enzym trong đường ruột, tăng cường chuyển hóa, tăng cường hấp thu dưỡng chất vào cơ thể.
Siro Glucankid là sản phẩm duy nhất được kiểm chứng hiệu quả tiền lâm sàng tại Đại học Y Hà Nội và chứng nhận Giải pháp hữu ích tại Bộ Khoa Học và Công Nghệ Việt Nam. Đây chính là minh chứng cho hiệu quả, chất lượng của sản phẩm và uy tín của doanh nghiệp đem lại.
Xem thêm: Báo VTV giải mã sức hút của siro Glucankid hỗ trợ giúp trẻ giảm biếng ăn hiệu quả
Biếng ăn sinh lý là một hiện tượng phổ biến và tự nhiên ở trẻ nhỏ, thường xảy ra trong các giai đoạn phát triển quan trọng. Việc nhận biết và hỗ trợ kịp thời sẽ giúp trẻ vượt qua giai đoạn này một cách dễ dàng. Siro Glucankid là một giải pháp hiệu quả, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn và đảm bảo sự phát triển toàn diện của trẻ. Thông tin chi tiết ba mẹ hãy gọi đến số Hotline 0866 78 74 88 để được dược sĩ của Glucankid tư vấn chi tiết nhất.