Viêm phế quản là bệnh lý phổ biến ở trẻ em, có khả năng tái đi tái lại, đặc biệt vào thời điểm giao mùa . Bệnh gây ra bởi sự viêm nhiễm của đường hô hấp dưới, khiến trẻ ho nhiều, khó thở, sốt cao,… nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm. Vậy làm thế nào để nhận biết sớm dấu hiệu bệnh viêm phế quản ở trẻ em?
1. Tổng quan về bệnh viêm phế quản ở trẻ em
Viêm phế quản ở trẻ em là tình trạng viêm nhiễm đường hô hấp dưới, bao gồm khí quản và phế quản. Bệnh thường do virus gây ra, ngoài ra còn có thể do vi khuẩn hoặc nấm. Mùa đông là thời điểm bệnh phát triển mạnh mẽ nhất, dễ bùng phát thành dịch.
Khi bị viêm phế quản, phế quản sẽ bị thu hẹp và tiết nhiều dịch nhầy. Điều này khiến không khí khó lưu thông, khiến trẻ cảm thấy khó thở, thở khò khè và ho nhiều. Ho có thể có đờm, đây là phản ứng của cơ thể để đẩy đờm ra ngoài, làm sạch đường thở.
Viêm phế quản ở trẻ được chia thành 2 loại:
- Viêm phế quản cấp tính: Bệnh thường kéo dài từ 7-10 ngày hoặc hơn. Nếu được điều trị đúng cách, bệnh sẽ khỏi mà không để lại di chứng.
- Viêm phế quản mãn tính: Các triệu chứng kéo dài dai dẳng, có thể đến vài tháng hoặc thậm chí là vài năm. Bệnh có thể gây tổn thương phổi, suy giảm chức năng hô hấp và tăng nguy cơ mắc các bệnh lý hô hấp khác. Sau khi được điều trị, trẻ có nguy cơ tái lại cao.
2. Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm phế quản ở trẻ em
Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh, viêm phế quản ở trẻ em có thể biểu hiện với các triệu chứng khác nhau. Tuy nhiên, một số dấu hiệu phổ biến nhất bao gồm:
- Ho là triệu chứng điển hình nhất của bệnh viêm phế quản. Ho có thể xuất hiện đột ngột, ban đầu là ho khan, sau đó chuyển thành ho có đờm, đặc biệt là vào ban đêm hoặc sáng sớm.
- Khó thở là một triệu chứng nghiêm trọng của viêm phế quản. Trẻ có thể thở nhanh, thở khò khè, thở gắng sức,…
- Sốt là một triệu chứng phổ biến khác của viêm phế quản. Trẻ có thể bị sốt nhẹ hoặc sốt cao (trên 38 độ C).
Các triệu chứng khác có thể gặp kèm theo viêm phế quản ở trẻ em bao gồm:
- Mệt mỏi, chán ăn
- Đau đầu, đau cơ
- Nôn ói, tiêu chảy
- Đau ngực (ở trẻ lớn)
Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm phế quản ở trẻ em và khiến tình trạng bệnh ngày càng nghiêm trọng hơn:
- Tiếp xúc với khói bụi, ô nhiễm: Khói bụi, ô nhiễm có thể làm tổn thương đường hô hấp và khiến trẻ dễ mắc bệnh viêm phế quản hơn. Do đó, cha mẹ cần hạn chế cho trẻ tiếp xúc bằng cách
- Tiếp xúc với người bệnh: Khi trẻ tiếp xúc với người bệnh viêm phế quản có nguy cơ cao mắc bệnh. Cha mẹ cần hạn chế cho trẻ tiếp xúc với người bệnh, đặc biệt là những người mắc bệnh đường hô hấp.
- Lười vận động: Trẻ lười vận động có xu hướng bị thừa cân, béo phì. Đây chính là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh ở trẻ em. Vì vậy, cần khuyến khích trẻ vận động thường xuyên để duy trì cân nặng hợp lý.
- Không bổ sung vitamin và khoáng chất: Thiếu vitamin và khoáng chất cũng có thể làm suy giảm hệ miễn dịch của trẻ, khiến trẻ dễ mắc bệnh viêm phế quản hơn. Vậy nên trong thực đơn của trẻ cần bổ sung vitamin và khoáng chất theo đúng nhu cầu.
Đeo khẩu trang cho bé để hạn chế tiếp xúc với khói bụi, ô nhiễm
3. Trẻ mắc viêm phế quản bao lâu thì khỏi ?
Với viêm phế quản cấp tính
Đa số viêm phế quản cấp tính ở trẻ nguyên nhân do nhiễm trùng do virus. Do đó, sau một vài tuần đầu xuất hiện triệu chứng, bệnh sẽ có dấu hiệu cải thiện và có thể tự khỏi theo thời gian.
Thông thường, bệnh sẽ kéo dài từ 7 đến 10 ngày nếu được điều trị và chăm sóc đúng cách. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bệnh không được điều trị kịp thời và gặp các yếu tố khiến vi khuẩn phát triển mạnh và nhanh chóng thì có nguy cơ trở nên nghiêm trọng hơn và dẫn đến tình trạng bội nhiễm vi khuẩn,… gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ hô hấp của trẻ.
Với viêm phế quản mạn tính
Nếu không được chăm sóc và điều trị đúng cách, bệnh viêm phế quản cấp tính có thể kéo dài dai dẳng và tái đi tái lại nhiều lần thành viêm phế quản mạn tính. Lúc này việc điều trị lúc sẽ mất nhiều thời gian và công sức, đồng thời kéo theo nhiều biến chứng nguy hiểm.
Nhiều ba mẹ có thói quen tự ý sử dụng thuốc kháng sinh cho trẻ thay vì đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được thăm khám và hỗ trợ điều trị. Điều này khiến tình trạng viêm phế quản ở trẻ ngày càng tồi tệ hơn, khiến bệnh không được điều trị dứt điểm, gây ra các tổn thương kéo dài và xuất hiện tình trạng kháng thuốc.
Do đó, điều quan trọng nhất khi trẻ bị viêm phế quản là xác định chính xác loại bệnh mà trẻ mắc phải, từ đó thực hiện các biện pháp điều trị phù hợp. Tốt nhất, khi trẻ có dấu hiệu mắc bệnh, ba mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để được kiểm tra và hỗ trợ điều trị, tư vấn chăm sóc đúng cách giúp bệnh nhanh khỏi và được điều trị dứt điểm.
4. Phương pháp điều trị bệnh viêm phế quản ở trẻ
Với viêm phế quản cấp tính
Mục tiêu điều trị viêm phế quản cấp tính hướng đến thường là giảm nhẹ và kiểm soát các triệu chứng. Nguyên nhân gây viêm phế quản cấp tính chủ yếu là do virus, do đó, thuốc kháng sinh sẽ không được sử dụng để điều trị trong trường hợp này.
Để bệnh viêm phế quản cấp tính ở trẻ mau khỏi, phụ huynh có thể thực hiện một số các biện pháp điều trị sau:
- Sử dụng thuốc hạ sốt (paracetamol hoặc ibuprofen) cho trẻ theo đúng chỉ định của bác sĩ.
- Trong trường hợp trẻ ho không có đờm, có thể cho trẻ dùng thuốc giảm ho.
- Trong trường hợp trẻ ho có đờm, có thể cho trẻ dùng thuốc giảm ho, long đờm.
Tham khảo ý kiến bác sĩ về một số loại thuốc giúp lưu thông đường thở bị tắc nghẽn dành cho trẻ em ho kèm theo thở khò khè, mắc bệnh hen suyễn, hoặc có nguy cơ mắc bệnh viêm phế quản mạn tính.
Với viêm phế quản mạn tính:
Các phương pháp điều trị viêm phế quản mạn tính ở trẻ hướng tới kiểm soát triệu chứng, ngăn ngừa các tổn thương do bệnh gây ra và mở rộng đường thở cho trẻ. Một số thuốc được dùng để điều trị cho trẻ gồm:
- Thuốc giảm đau, giãn phế quản: mở rộng đường thở, giúp trẻ thở dễ dàng hơn.
- Corticosteroid đường uống: kiểm soát các đợt cấp của bệnh.
- Corticosteroid đường hít: ngăn ngừa đợt cấp của bệnh.
- Kết hợp thuốc giãn phế quản và Corticosteroid đường hít: kiểm soát triệu chứng ho dai dẳng.
- Thuốc kháng sinh: kiểm soát nhiễm tùng ngắn hạn…
Tăng cường đề kháng cho để giảm nguy cơ mắc bệnh viêm phế quản
Qua những chia sẻ trên, hy vọng bố mẹ đã có đáp án cho những vấn đề về bệnh viêm phế quản ở trẻ em và hiểu rõ hơn về cách điều trị và chăm sóc khi trẻ mắc bệnh. Mọi thắc mắc cần giải đáp vui lòng liên hệ tới số Hotline 0866 78 74 88 hoặc nhắn tin tại đây.