Trẻ nhỏ và sơ sinh thường hay nhiễm bệnh do hệ miễn dịch chưa hoàn thiện trong những năm tháng đầu đời. Vì vậy, tăng cường đề kháng cho trẻ là rất cần thiết.
Để bảo vệ con khỏi những tác nhân gây hại và duy trì sức khỏe bền vững thì mẹ cần bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng và xây dựng lịch sinh hoạt khoa học cho con.
Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng giúp con có sức đề kháng tốt
1. Dấu hiệu cần tăng cường đề kháng cho trẻ
Theo các chuyên gia, khi đề kháng giảm sút, một số dấu hiệu được biểu hiện ra ngoài như: suy nhược cơ thể, thường xuyên ốm vặt, rối loạn tiêu hóa,… Dưới đây là các dấu hiệu ba mẹ cần chú ý khi sức đề kháng của trẻ suy giảm:
1.1 Thường xuyên ốm vặt
Hệ miễn dịch của trẻ trong giai đoạn này còn non nớt. Cơ thể dễ bị các tác nhận gây hại như: vi khuẩn, virus, bụi mịn, khói thuốc,… tấn công, khiến con thường xuyên nhiễm bệnh.
Đây cũng là thời gian quan trọng để hệ miễn dịch học hỏi và sản xuất kháng thể tiêu diệt. Tuy nhiên nếu tình trạng ốm vặt kéo dài và không có dấu hiệu suy giảm thì đây chính là cảnh báo của cơ thể khi đề kháng của trẻ gặp vấn đề nghiêm trọng.
1.2 Trẻ mất nước, da khô nứt nẻ
Nước chiểm 70% thể tích cơ thể. Cơ thể trẻ mất nước biểu rõ ràng như: da khô nứt nẻ, dính hai bờ môi, lượng nước tiểu ít, vùng da dưới mắt trũng xuống,…
Trẻ không hấp thụ đủ nước cũng chính là do đề kháng kém. Hậu quả là con mệt mỏi, dễ suy nhước, tim đập nhanh,…
1.3 Biểu hiện biếng ăn: lười ăn, bỏ bữa, quấy khóc
Đề kháng suy giảm khiến cơ thể trẻ trở nên mệt mỏi, thiếu năng lượng. Con không có sức nên thường chán ăn, bỏ bữa hoặc chỉ ăn qua loa. Các bệnh lý như cảm cúm, viêm hô hấp hoặc rối loạn tiêu hóa dễ dàng xuất hiện, làm trầm trọng thêm tình trạng biếng ăn.
Nếu không được can thiệp sớm, trẻ sẽ rơi vào vòng luẩn quẩn: biếng ăn khiến đề kháng giảm, sức đề kháng yếu lại càng làm trẻ chán ăn hơn.
Vòng luẩn quẩn: biếng ăn -> thiếu chất -> đề kháng kém -> hay ốm vặt -> biếng ăn
Hiểu rõ mối liên hệ này là chìa khóa để ba mẹ không chỉ khắc phục biếng ăn mà còn bảo vệ hệ miễn dịch, giúp con khỏe mạnh hơn mỗi ngày.
1.4 Rối loạn tiêu hóa
Hệ tiêu hóa là “đầu não” của hệ miễn dịch. Đây là nơi sản sinh đến 70% kháng thể bảo vệ cơ thể. Đề kháng kém khiến trẻ thường xuyên bị rối loạn tiêu hóa như đau bụng, tiêu chảy, táo bón hay đầy hơi,…
Trẻ mất cân bằng vi sinh đường ruột, tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại xâm nhập và gây bệnh. Nếu tình trạng này kéo dài, sức khỏe của trẻ sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Bé dễ ốm và chậm phát triển toàn diện.
2. 5 chất dinh dưỡng quan trọng cho đề kháng của trẻ
Tăng cường đề kháng cho trẻ phụ thuộc rất nhiều vào chế độ dinh dưỡng. Để con đầy đủ dưỡng chất cần thiết, ba mẹ cần chú ý bổ sung những chất sau:
2.1 Vitamin C
Vitamin C có vai trò sản sinh bạch cầu, củng cố “hàng rào phòng thủ” chống lại vi khuẩn và virus gây hại. Thiếu vitamin C khiến trẻ dễ bị cảm cúm, viêm họng hoặc các bệnh viêm nhiễm khác. Thực phẩm chứa nhiều vitamin C bao gồm cam, quýt, kiwi, dâu tây và súp lơ xanh.
Ba mẹ có thể chế biến những thực phẩm này thành nước ép hoa quả, sinh tố hoặc thêm vào món salad để kích thích vị giác của trẻ.
Thêm Vitamim C vào khẩu phần ăn hằng ngày để hàng rào miễn dịch của trẻ vững mạnh hơn
2.2 Vitamin D
Vitamin D không chỉ cần thiết cho sự phát triển xương mà còn tham gia điều hòa hệ miễn dịch. Thiếu vitamin D sẽ khiến trẻ suy giảm sức đề kháng và dễ mắc các bệnh như cảm cúm, viêm phổi.
Nguồn cung cấp vitamin D dồi dào nhất là ánh nắng mặt trời. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo không nên làm vậy. Vì ánh mặt trời dễ khiến trẻ đen da, bỏng da, thâm chí là ung thư da. Vì vậy, ba mẹ nên bổ sung Vitamin D qua các loại thực phẩm như trứng, cá hồi, cá thu, sữa tăng cường,..để đam bảo an toàn cho con.
2.3 Vi chất Kẽm
Kẽm đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao khả năng đề kháng của cơ thể. Kẽm thúc đẩy sự tăng trưởng và phân hóa của các tế bào miễn dịch lympho B và lympho T. Đồng thời, hình thành lớp bảo vệ vững chắc giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây hại. Thiếu kẽm có thể làm trẻ biếng ăn, chậm lớn và thường xuyên ốm vặt.
Thịt bò, hàu, hạt bí,đậu lăng… đều giàu kẽm mà ba mẹ nên đưa vào thực đơn.
2.4 Beta glucan
Beta glucan có nhiều trong nấm men, yến mạch, lúa mạch,… Đây là hoạt chất được các nhà khoa học chứng thực tăng cường miễn dịch mạnh nhất tự nhiên.
Khi trẻ được cung cấp đủ Beta Glucan sẽ giảm tần suất mắc các bệnh viêm mũi họng như: ho, viêm họng, viêm phế quản, viêm mũi dị ứng,… Với những trẻ đang mắc bệnh, Beta glucan cũng hỗ trợ nâng cao thể trạng giúp con nhanh khỏi và giảm nguy cơ tái nhiễm về sau.
Tuy nhiên không phải Beta glucan nào cũng có hoạt tính tăng cường miễn dịch mạnh mẽ. Ba mẹ nên lựa chọn cẩn thận để tránh mua phải sản phẩm chứa Beta glucan không rõ nguồn gốc, vô tác dụng.
Beta glucan trong siro Glucankid được chứng nhận “tăng X2 kháng thể IgM” chỉ sau 7 ngày sử dụng tại Đại học Y Hà Nội
Xem thêm: Tăng cường hàng rào miễn dịch cho trẻ từ hoạt chất Beta glucan
2.5 Probiotic (lợi khuẩn)
Probiotic duy trì sự cân bằng của hệ vi sinh đường ruột. Từ đó cải thiện tiêu hóa và hỗ trợ hệ miễn dịch.
Trẻ thiếu lợi khuẩn hay bị rối loạn tiêu hóa như táo bón, tiêu chảy, đầy hơi,nôn trớ,…. Thực phẩm giàu probiotic bao gồm sữa chua, kim chi, phô mai và các thực phẩm lên men. Sữa chua có thể được kết hợp với trái cây tươi để trở thành món tráng miệng hấp dẫn cho trẻ.
Xem thêm: 10 thực phẩm tăng sức đề kháng cho trẻ ba mẹ phải biết
Tăng cường đề kháng cho trẻ diễn ra trong thời gian dài. Vậy nên ba mẹ cần kiên nhẫn tìm hiểu nguyên nhân và tìm giải pháp khác phục tốt nhất. Để có thêm kiến thức dinh dưỡng và cách chăm sóc trẻ nhỏ theo từng độ tuổi, ba mẹ hãy truy cập Cẩm nang kiến thức hoặc gọi điện tới số Hotline 0866 78 74 88 để được các dược sĩ giải đáp nhanh nhất.