Cha mẹ thường bối rối khi con mắc bệnh quai bị, sợ sẽ gây ảnh hưởng sức khỏe về sau. Cùng các chuyên gia BCC Pharma tìm hiểu về bệnh quai bị trẻ em và cách xử lý hiệu quả nhất cho trẻ cha mẹ nhé.
Hơn 80% bệnh quai bị ở trẻ em gặp ở trẻ dưới 15 tuổi, phổ biến nhất ở trẻ từ 6 – 10 tuổi. Bệnh thường lành tính và trẻ có thể tự khỏi bệnh trong vòng 1-2 tuần. Tuy nhiên nếu không được chăm sóc đúng cách, trẻ có thể gặp phải những biến chứng nguy hiểm, đặc biệt là ảnh hưởng đến khả năng sinh sản sau này.
1. Bệnh quai bị ở trẻ em do đâu mà ra, biểu hiện như thế nào?
Tại Việt Nam, bệnh quai bị ở trẻ em có thể xảy ra quanh năm, phổ biến nhất vào mùa Thu – Đông. Bệnh tập trung nhiều ở khu vực đông dân cư như các tỉnh miền Bắc và Tây Nguyên.
Mumps virus là tác nhân chủ yếu gây ra bệnh này. Trẻ mắc bệnh thường ít có triệu chứng nghiêm trọng, nhưng đa phần sẽ có sưng và đau tuyến nước bọt mang tai. Thông thường, sau khi nhiễm bệnh, cơ thể của trẻ sẽ tạo ra kháng thể đặc hiệu để chống lại virus này. Do đó, đa số trẻ em mắc quai bị một lần duy nhất, hiếm khi mắc bệnh lần hai trong đời.
Bệnh quai bị do virus Mumps có khả năng lây lan qua đường hô hấp, thông qua các giọt bắn, dịch tiết mũi họng khi khạc nhổ, hắt hơi từ trẻ này sang trẻ khác. Bệnh quai bị ở trẻ em thường xảy ra thông qua 4 giai đoạn:
– Giai đoạn ủ bệnh: thường không có triệu chứng, kéo dài từ 2-3 tuần khi cơ thể nhiễm virus.
– Giai đoạn khởi phát: trẻ bắt đầu thấy sưng đau ở một hoặc hai tuyến nước bọt mang tai, kèm sốt và đau đầu. Giai đoạn này thường mất khoảng 3 ngày.
– Giai đoạn toàn phát: các triệu chứng của quai bị diễn ra rầm rộ khoảng 5-7 ngày, tuyến nước bọt mang tai sưng to ở cả hai bên, trẻ có sốt nhẹ, cơ thể mệt mỏi.
Giai đoạn phục hồi: các triệu chứng bắt đầu thuyên giảm, trẻ giảm sốt, giảm sưng viêm tuyến nước bọt mang tai, sau đó khỏi hẳn.
2. Cách chữa bệnh quai bị ở trẻ em nhanh nhất
Hiện tại, bệnh quai bị ở trẻ em chưa có thuốc chữa đặc hiệu và chủ yếu là điều trị theo triệu chứng. Nếu nghi ngờ trẻ mắc quai bị, cha mẹ nên ngay lập tức đưa trẻ đi khám để được điều trị đúng cách. Việc dùng thuốc sai cách hoặc trì hoãn điều trị có thể dẫn đến nhiều biến chứng khó lường.
Dưới đây, BCC Pharma gợi ý cho cha mẹ một số thuốc có thể cho trẻ sử dụng trong trường hợp trẻ mắc quai bị. Lưu ý hãy tham khảo ý kiến của chuyên gia trước khi dùng thuốc tại nhà cho trẻ.
- Trẻ sốt trên 38,5 độ C có thể dùng thuốc giảm đau hạ sốt Paracetamol và chườm ấm cơ thể.
- Có thể được dùng thêm các vitamin nhóm B, C và thuốc an thần nhẹ (rotunda).
- Trường hợp trẻ bị sưng viêm tinh hoàn, cần sử dụng thêm thuốc kháng viêm nhóm steroid liều cao là Prednisolon 60 mg/ngày trong ngày đầu, sau đó giảm liều dần trong 7 – 10 ngày.
- Giữ vệ sinh vòm họng cho trẻ bằng cách cho trẻ súc miệng với nước muối sinh lý ấm hoặc dung dịch acid boric 4%.
- Trẻ mắc bệnh quai bị cần có chế độ ăn giàu dinh dưỡng. Trẻ sưng đau tuyến nước bọt hai bên có thể nhai, nuốt khó khăn. Do đó cha mẹ nên chế biến những thức ăn ấm nóng, mềm lỏng và chia nhỏ các bữa ăn trong ngày cho trẻ.
3. Bệnh quai bị ở trẻ em cần kiêng gì cho nhanh khỏi?
3.1. Kiêng gió và nước lạnh
Trẻ mắc bệnh quai bị cần giữ ấm cơ thể. Việc trẻ hoạt động ngoài gió hoặc tắm nước lạnh khiến hệ miễn dịch suy giảm hoạt động khiến việc chống lại virus quai bị gặp ảnh hưởng. Vì vậy, cha mẹ cần cho bé mặc quần áo dài tay, ra ngoài cần che chắn gió để tránh tình trạng bệnh trầm trọng hơn.
Tuy nhiên, không phải kiêng nước là trẻ không nên được tắm rửa hay vệ sinh cơ thể. Trái lại, trẻ bị bệnh nên được làm sạch cơ thể hàng ngày, để loại bỏ được vi khuẩn, virus trên da. Do đó thay vì tắm nước lạnh thì cha mẹ nên dùng nước ấm để tắm cho con và không nên ngâm mình quá lâu trong nước.
3.2. Kiêng hoạt động mạnh
Virus quai bị thường có ái tính cao với cơ quan sinh dục của trẻ, tinh hoàn với trẻ nam và buồng trứng với trẻ nữ. Chính vì vậy, trẻ mắc bệnh cần nghỉ ngơi tại giường và hạn chế đi lại, đặc biệt là khi trẻ còn sốt và sưng đau tuyến mang tai. Trong trường hợp bệnh quai bị làm tổn thương tinh hoàn hoặc buồng trứng thì trẻ có nguy cơ đối mặt với bệnh vô sinh nếu không điều trị kịp thời.
3.3. Kiêng đồ nếp, thịt gà và thức ăn chua cay
Đồ nếp, thịt gà và thức ăn chua cay được xếp vào các thực phẩm trẻ cần tránh khi mắc quai bị. Nguyên nhân là bởi những loại thực phẩm này khiến trẻ tăng tiết nước bọt, có thể làm chỗ quai bị sưng to hơn.
4. Có thể phòng bệnh quai bị ở trẻ em hay không?
Bệnh quai bị ở trẻ em có thể phòng ngừa chủ động bằng cách tiêm vaccin. Hiện chưa có vaccin riêng phòng bệnh quai bị nên trẻ sẽ được tiêm phòng với vaccin tổng hợp sởi – quai bị – rubella. Theo khuyến cáo trẻ sẽ được tiêm 2 mũi để có đủ hiệu quả bảo vệ cơ thể.
Cha mẹ có thể bảo vệ trẻ trước bệnh quai bị bằng cách xây dựng chế độ dinh dưỡng cân bằng, đủ chất; một chế độ vận động hợp lý, tránh xa các nguồn mắc bệnh. Bên cạnh đó, hãy tăng đề kháng chủ động cho con với siro GlucanKid, để trẻ khỏe mạnh hơn từ bên trong, giảm nguy cơ mắc bệnh hô hấp, tiêu hóa, ngoài da.
Trên đây là tất cả thông tin cha mẹ cần biết về bệnh quai bị ở trẻ em, từ đó có cách chăm sóc và bảo vệ trẻ hiệu quả khỏi các nguy cơ về sức khỏe. Ngoài ra, cha mẹ có thể tìm hiểu thêm các thông tin về bệnh trẻ em tại đây.