Thời tiết nắng nóng khiến cơ thể ra nhiều mồ hôi, mất nước và điện giải. Đặc biệt trẻ nhỏ dễ rơi vào trạng thái suy kiệt thể lực và rối loạn chuyển hóa. Không chỉ vậy, thời điểm chuyển hè, trẻ em còn rất dễ bị vi khuẩn, virus tấn công gây viêm đường hô hấp và tiêu hóa…Chính vì vậy, cha mẹ cần lưu ý đến các bệnh trẻ em mùa nắng nóng để từ đó có cách phòng tránh hiệu quả.
1. Bệnh trẻ em mùa nắng nóng thường gặp
1.1. Bệnh đường hô hấp
Thời tiết nắng nóng khiến tỷ lệ trẻ em mắc các bệnh đường hô hấp như viêm mũi họng, viêm amidan, viêm phổi, viêm phế quản…luôn ở mức cao. Nguyên nhân chủ yếu gây ra các bệnh lý này đến từ việc cha mẹ cho trẻ nằm điều hòa ở nhiệt độ thấp, trong thời gian dài. Điều này dẫn đến niêm mạc mũi, họng của trẻ bị khô, gây suy giảm hàng rào miễn dịch bảo vệ tại đây khiến vi khuẩn, virus dễ dàng xâm nhập.
1.1. Bệnh đường hô hấp
Thời tiết nắng nóng khiến cơ thể ra nhiều mồ hôi, mất nước và điện giải. Đặc biệt trẻ nhỏ dễ rơi vào trạng thái suy kiệt thể lực và rối loạn chuyển hóa. Không chỉ vậy, thời điểm chuyển hè, trẻ em còn rất dễ bị vi khuẩn, virus tấn công gây viêm đường hô hấp và tiêu hóa…Chính vì vậy, cha mẹ cần lưu ý đến các bệnh trẻ em mùa nắng nóng để từ đó có cách phòng tránh hiệu quả.
Trẻ thường bắt đầu bằng triệu chứng sốt, ho đờm hoặc ho khan, có thể kèm theo sổ mũi. Các tình trạng trên nếu không được xử lý triệt để có thể lan xuống đường hô hấp dưới gây viêm phổi, viêm phế quản, lúc đó việc can thiệp điều trị sẽ khó khăn hơn nhiều.
1.2. Bệnh đường tiêu hóa
Ngộ độc thức ăn:
Thời tiết nắng nóng nếu cha mẹ không bảo quản thức ăn thật kỹ hoặc việc chế biến không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm thì đồ ăn rất dễ bị nhiễm khuẩn, nhiễm nấm. Các tác nhân này sẽ tiết độc tố gây bệnh trên đường tiêu hóa cho trẻ.
Tiêu chảy cấp:
Bệnh tiêu chảy cấp luôn có trong danh sách bệnh trẻ em mùa nắng nóng. Mầm bệnh là các vi khuẩn, virus có thể bắt nguồn từ đồ ăn ôi thiu, sau đó phát tán ra môi trường. Trẻ nhỏ hay cầm nắm thức ăn đưa vào miệng hoặc ăn uống các thực phẩm, đồ uống không hợp vệ sinh nên rất dễ nhiễm bệnh gây rối loạn tiêu hóa cấp, biểu hiện là đau bụng, tiêu chảy, phân sống…
1.3. Bệnh truyền nhiễm
Sốt xuất huyết:
Dịch bệnh sốt xuất huyết thường bùng phát vào mùa hè do có sự tăng trưởng của muỗi gây lây lan dịch bệnh từ nơi này sang nơi khác. Khởi phát của sốt xuất huyết là trẻ sốt, mệt mỏi bất thường, sau vài ngày thì xuất hiện ban đỏ xuất huyết dưới da. Điều nguy hiểm là bệnh này chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, chủ yếu là điều trị triệu chứng. Nếu cha mẹ không biết cách xử lý, dùng thuốc bừa bãi có thể gây đến hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe của trẻ nhỏ.
Sốt siêu vi:
Nếu trẻ có biểu hiện sốt, phát ban, nôn ói kèm theo quấy khóc, ăn uống kém…thì cha mẹ hãy cẩn trọng với bệnh nhiễm siêu vi trên trẻ. Hiện đã có hơn 200 chủng siêu vi đã được phân lập nhưng hầu hết là các chủng ít có hại cho trẻ nhỏ, sau 5-7 ngày nhiễm trẻ sẽ tự khỏi bệnh. Các siêu vi gây bệnh nguy hiểm như cúm, sởi, thủy đậu, quai bị, rubella…có thể chủ động phòng ngừa bằng cách tiêm vaccin đủ liều và đúng lịch cho trẻ.
1.4. Bệnh lý khác
Viêm màng não trẻ em:
Bệnh viêm màng não được xếp vào các bệnh trẻ em mùa nắng nóng nguy hiểm. Bởi lẽ bệnh này thường gây ra những biến chứng trầm trọng, có thể tử vong nhanh nếu không được điều trị kịp thời. Không chỉ vậy, chỉ cần chậm trễ điều trị, trẻ có thể gặp những tổn thương vĩnh viễn như sưng não, mất thính lực, câm, điếc, liệt tay chân…
Viêm não nhật bản B:
Bệnh viêm não nhật bản B thường ghi nhận tăng cao vào mùa nắng nóng. Trẻ em dưới 15 tuổi, đặc biệt là trẻ 5-9 tuổi là đối tượng dễ mắc bệnh này. Bệnh có thể làm tổn thương nghiêm trọng thần kinh trung ương, gây ra nhiều biến chứng nặng nề, thậm chí tử vong nếu không được cứu chữa đúng lúc.
Bệnh tay chân miệng:
Bệnh thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi, nhiều nhất ở trẻ 1-3 tuổi. Ở giai đoạn đầu mắc bệnh, trẻ có biểu hiện sốt, mệt mỏi, đau họng và ăn uống kém…Các triệu chứng này rất dễ nhầm lẫn với các bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm virus hay viêm da thông thường.
Sau vài ngày nhiễm bệnh tay chân miệng, cơ thể trẻ xuất hiện các nốt ban hồng, có đường kính khoảng vài mm, sau đó chuyển thành bọng nước. Đối với trẻ bị bệnh tay chân miệng, việc đảm bảo vệ sinh cho trẻ, dinh dưỡng đúng cách rất quan trọng. Bên cạnh đó, đây là bệnh có khả năng lây lan, nên cha mẹ cần đảm bảo cách ly các đồ dùng, đồ ăn, quần áo của trẻ với các thành viên trong gia đình.