Mùa đông nên nhiệt độ giảm sâu và ẩm ướt tăng cao. Đây là thời điểm lý tưởng để vi khuẩn và virus phát triển mạnh mẽ. Hậu quả quả là trẻ dễ mắc các bệnh như viêm họng, cảm cúm, viêm phổi… Đặc biệt, những trẻ biếng ăn, nhẹ cân, hoặc thấp còi có nguy cơ bệnh nặng hơn.
Vậy nên tăng đề kháng cho trẻ là giải pháp thiết yếu để bảo vệ sức khỏe của bé khỏi tình trạng ốm vặt kéo dài, hay tái phát.
Sức đề kháng đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ nhỏ
1. Đề kháng là gì? Vai trò đối với hệ miễn dịch của trẻ nhỏ
Sức đề kháng như “tấm khiên” của cơ thể. Có tác dụng chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn, virus, và các yếu tố gây hại từ môi trường bên ngoài. Tăng đề kháng cho trẻ giúp phòng chống, giảm tần suất mắc bệnh và giảm nguy cơ tái phát về sau.
Đặc biệt với những trẻ từ 6 tháng tuổi, hệ miễn dịch vẫn đang hoàn thiện. Do đây là giai đoạn trẻ bắt đầu ăn dặm và cai sữa mẹ. Lượng kháng thể từ sữa mẹ giảm đáng kể, khiến hệ miễn dịch trở nên “trống trải” hơn trước. Vì vây, trẻ 6 tháng trở đi rất dễ mắc các bệnh viêm đường ho hấp do đề kháng kém như cảm cúm, tiêu chảy, viêm tai giữa…
Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể kéo dài và dẫn đến biến chứng nguy hiểm khác.
Xem thêm: Tầm quan trọng của kháng thể IgM trong tăng cường hệ thống miễn dịch của trẻ nhỏ
2. 10 cách tăng đề kháng cho trẻ hiệu quả vào mùa đông
2.1. Cung cấp chế độ ăn giàu dinh dưỡng
Chế độ dinh dưỡng là nền tảng quan trọng nhất để tăng sức đề kháng cho trẻ. Để xây dựng đơn khoa học giúp bé phát triển toàn diện, ba mẹ cần phải cung cấp đủ 4 nhóm thực phẩm sau:
- Protein: giúp trẻ tăng trưởng, phát triển tầm vóc và trí tuệ. Protein có nhiều trong thịt gà, cá, trứng, và các loại đậu.
- Vitamin và khoáng chất như: Vitamin C, D, kẽm, sắt,… giúp tăng cường hệ miễn dịch. Vitamin có nhiều trong trái cây, rau củ và sữa.
- Tinh bột: Cung cấp năng lượng bền vững từ ngũ cốc nguyên hạt, khoai lang, gạo lứt.
- Chất béo: Omega-3, dầu ô liu, quả bơ hỗ trợ hấp thu vitamin và bảo vệ màng tế bào.
Mỗi thực đơn khoa học, đầy đủ dưỡng chất sẽ giúp bé tăng đề kháng mạnh mẽ
Lưu ý quan trọng: Ba mẹ nên tránh ép trẻ ăn vì có thể khiến trẻ có tâm lý sợ bữa ăn, từ đó dẫn đến biếng ăn. Hãy liên tục sáng tạo các món ăn với hình thức bắt mắt, khẩu vị hấp dẫn để kích thích bé ăn ngon hơn.
2.2. Khuyến khích trẻ vận động thường xuyên
Vào mùa đông, trẻ thường có xu hướng ngại vận động, dẫn đến cơ thể trì trệ và sức đề kháng suy giảm. Tuy nhiên, vận động đều đặn mang lại lợi ích lớn:
- Tăng cường lưu thông máu: Giúp các tế bào miễn dịch di chuyển nhanh hơn đến nơi cần thiết.
- Thúc đẩy sản xuất endorphin: Hormone này giảm căng thẳng, hỗ trợ giấc ngủ tốt hơn và cải thiện tâm trạng.
Ba mẹ có thể cùng bé tập luyện các bài tập nhẹ như: nhảy dây trong nhà, đi bộ hoặc các bài tập yoga nhẹ nhàng. Điều này không chỉ tăng đề kháng cho trẻ mà còn giúp gắn kết tình cảm giữa cha mẹ và con cái.
2.3. Đảm bảo giấc ngủ đủ và chất lượng
Giấc ngủ là thời điểm cơ thể trẻ phục hồi và tái tạo hệ miễn dịch. Trong lúc ngủ, cơ thể sẽ tự động phục hồi các mô bị tổn thương, đồng thời sản sinh hormone hỗ trợ nâng cao đề kháng, giảm viêm và chống lại nhiễm khuẩn.
Tùy thuộc vào độ tuổi, ba mẹ nên đảm bảo trẻ ngủ từ 9 đến 12 tiếng mỗi ngày. Để giấc ngủ của trẻ sâu và ngon hơn, hãy tạo một môi trường nghỉ ngơi thoải mái: yên tĩnh, ánh sáng dịu nhẹ, và không khí thoáng đãng với độ ẩm phù hợp, giúp trẻ dễ thở và ngủ ngon.
Đối với trẻ sơ sinh, việc quấn khăn ấm và hát ru nhẹ nhàng có thể giúp bé dễ dàng chìm vào giấc ngủ sâu hơn.
2.4. Tiêm phòng đầy đủ và đúng lịch
Tiêm chủng không chỉ giúp trẻ tránh được các bệnh nguy hiểm mà còn là cách giúp hệ miễn dịch “tập luyện” để nhận diện và tiêu diệt mầm bệnh nhanh hơn.
Các vaccine quan trọng vào mùa đông gồm:
- Vaccine cúm: Bảo vệ trẻ khỏi các biến thể virus cúm thường gặp vào mùa lạnh.
- Vaccine phế cầu: Giảm nguy cơ mắc viêm phổi, viêm tai giữa, viêm màng não.
- Vaccine sởi, quai bị, rubella: Ngăn ngừa các bệnh dễ lây lan qua không khí.
Cha mẹ cần lưu ý kiểm tra lịch tiêm phòng định kỳ và không nên trì hoãn, đặc biệt trong giai đoạn trẻ dễ nhiễm bệnh.
2.5. Giữ ấm cơ thể đúng cách
Để bảo vệ sức khỏe trong mùa đông, việc giữ ấm cơ thể là điều vô cùng quan trọng. Đặc biệt giúp tăng cường đề kháng cho trẻ, duy trì nhiệt độ niêm mạc, hạn chế nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp như cảm cúm hay viêm họng. Tuy nhiên, cần giữ ấm đúng cách nhưng phải tránh những sai lầm phổ biến:
- Không mặc quá nhiều lớp quần áo: Điều này khiến trẻ đổ mồ hôi, dễ cảm lạnh khi mồ hôi thấm ngược.
- Bảo vệ vùng cổ, bàn chân, bàn tay: Đây là các khu vực dễ mất nhiệt nhất.
- Điều chỉnh nhiệt độ trong nhà: Duy trì ở mức 20–22°C, tránh để nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh.
Vào mùa đông, ba mẹ cần chú ý giữ ấm cho trẻ đúng cách
2.6. Hướng dẫn trẻ rửa tay đúng cách
Rửa tay là một trong những cách phòng bệnh đơn giản và hiệu quả nhất. Đặc biệt trong mùa đông khi virus lây lan qua tiếp xúc dễ dàng hơn.
- Thời điểm cần rửa tay: Trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi tiếp xúc với đồ vật công cộng.
- Phương pháp rửa tay đúng: Sử dụng xà phòng diệt khuẩn. Rửa kỹ ít nhất 20 giây, đặc biệt tập trung vào các kẽ tay và móng tay.
Ba mẹ có thể mua xà phòng tạo bọt hoặc in hình nhân vật hoạt hình con yêu thích trên chai xà phòng. Trẻ sẽ vui vẻ và không quên viêc rửa tay.
2.8. Cho trẻ uống đủ nước
Mùa đông, không khí khô hanh dễ làm trẻ mất nước mà không nhận ra. Việc uống đủ nước giúp:
- Duy trì độ ẩm niêm mạc: Giảm nguy cơ viêm họng, viêm mũi.
- Hỗ trợ thải độc: Nước giúp cơ thể loại bỏ các chất thải và độc tố qua hệ bài tiết.
- Nếu trẻ ngại hoặc lười uống nước lọc, ba mẹ có thể thêm lát chanh hoặc dâu tây để tạo hương vị, kích thích trẻ uống nhiều hơn.
2.9 Không lạm dụng kháng sinh
Kháng sinh chỉ có tác dụng trong việc điều trị các bệnh gây ra bởi vi khuẩn. Hoàn toàn không hiệu quả đối với các vấn đề như cảm lạnh, cảm cúm hay viêm họng ở trẻ. Phần lớn các bệnh liên quan đến đường hô hấp ở trẻ xuất phát từ virus, không phải vi khuẩn.
Việc lạm dụng kháng sinh dẫn đến sự gia tăng mạnh mẽ của các chủng vi khuẩn kháng thuốc. Và trong tương lai, có nguy cơ xuất hiện những bệnh nhiễm trùng không thể điều trị bằng bất kỳ loại kháng sinh nào.
2.10. Bổ sung siro tăng đề kháng Glucankid
Sử dụng sản phẩm tăng đề kháng là giải pháp giúp trẻ giảm thiểu các nguy cơ mắc bệnh vào mùa đông như: ho sốt, sổ mũi, đau họng, viêm đường hô hấp,… Ba mẹ có thể cho trẻ sử dụng siro Glucankid. Đây là sản phẩm được rất nhiều chuyên gia hàng đầu khuyên dùng.
Siro Glucankid bổ sung Beta glucan hàm lượng cao – hoạt chất được chứng minh tăng cường hệ miễn dịch mạnh nhất tự nhiên. Với hơn 200.000 nghiên cứu và các bài báo chứng thực Beta glucan:
- Tăng cường sản xuất kháng thể, bổ thể, tăng cường sức mạnh hệ thống miễn dịch tấn công mầm bệnh.
- Tăng khả năng “ghi nhớ” của hệ thống miễn dịch, tiêu diệt mầm bệnh từ khi nó xâm nhập. Từ đó giảm nguy cơ mắc bệnh của trẻ.
- Đẩy nhanh quá trình hồi phục khi ốm bệnh, giảm thời gian ốm của trẻ. Ngoài ra còn giảm tần suất trẻ bị ốm do tác nhân vi khuẩn, virus, nấm.
Xem thêm: Tăng cường hàng rào miễn dịch cho trẻ từ hoạt chất Beta glucan
Ngoài ra, siro Glucankid còn chứa Kẽm, Lysin và Vitamin C. Khi kết hợp với Beta glucan giúp tăng cường hàng rào miễn dịch mạnh mẽ hơn. Trẻ đề kháng khỏe nên ăn ngon, hấp thu tốt. Đây chính là nền tảng vững chắc để trẻ được phát triển toàn diện.
Với 4 hoạt chất thiết yếu, siro Glucankid giúp bé ăn ngon, tăng đề kháng cho trẻ hiệu quả
Siro Glucankid được chứng thực “TĂNG X2 KHÁNG THỂ IGM CHỈ SAU 7 NGÀY SỬ DỤNG” tại Đại học Y Hà Nội. Vì vậy, siro Glucankid được hàng triệu mẹ tin dùng. Đồng thời là “trợ thủ đắc lực” bảo vệ bé yêu trong mùa đông lạnh giá.
Xem thêm: Báo VTV giải mã siro Glucankid giúp trẻ ăn ngon và tăng đề kháng hiệu quả
Với 10 cách tăng đề kháng cho trẻ mà Glucankid chia sẻ ở trên, ba mẹ có thể chủ động bảo vệ sức khỏe con yêu trong mùa đông. Hãy luôn lắng nghe cơ thể trẻ và có sự chuẩn bị tốt nhất để con vượt qua mùa đông an lành, khỏe mạnh nhé.