Gần đây, nhiều báo cáo y tế ghi nhận tình trạng trẻ nhập viện do cúm A tăng đột biến. Các chuyên gia khuyến cáo phụ huynh cần để cao cảnh giác. Bởi bệnh cúm A không chỉ gây các triệu chứng như sốt cao, ho, mệt mỏi, mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởi đến tính mạng.
Vậy cúm A là gì? Trẻ bị cúm A có nguy hiểm không? Cùng tìm hiểu ngay dưới đây.
Cúm A gây nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời
1. Cúm A là bệnh gì?
Cúm A là một bệnh truyền nhiễm được gây ra bởi virus cúm A, thuộc nhóm virus Influenza. Virus này có nhiều biến thể và chủng khác nhau, trong đó các chủng phổ biến gồm H1N1, H3N2, H5N1 và H7N9.
Virus cúm A lây lan nhanh chóng thông qua giọt bắn từ hô háp hoặc tiếp xúc với bề mặt có chứa virus. Môi trường âm u, độ ẩm cao, người có hệ miễn dịch suy yếu như trẻ nhỏ rất dễ bị tấn công và lây nhiễm.
2. Trẻ bị cúm A có nguy hiểm không ?
Cúm A được xếp vào nhóm bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do virus dễ biến đổi, khó dự báo và gây nhiều biến chứng nguy hiểm, nhất là ở trẻ nhỏ. Các nguy cơ có thể xảy ra là:
- Viêm phổi nghiêm trọng: Virus có thể tấn công sâu vào phổi, dẫn đến viêm phổi nặng, gây khó thở, suy hô háp.
- Suy hô hấp cấp: Khi virus tàn phá mô phổi, trẻ có thể rơi vào tình trạng suy hô háp nhanh chóng.
- Biến chứng thần kinh: Sốt cao dài ngày đánh thẳng vào hệ thần kinh, gây co giật, lây lan viêm não.
Nếu có dấu hiệu trở nặng, ba mẹ cần đưa bé đi khám sớm
Tỷ lệ tử vong: Theo tổ chức Y tế Thế giới (WHO), cúm A gây hơn 650.000 ca tử vong mỗi năm trên toàn cầu. Trong đó, 99% trường hợp tử vong do nhiễm trùng đường hô hấp ở trẻ em dưới 5 tuổi.
Xem thêm: Dấu hiệu cúm A ở trẻ em. Biện pháp phòng ngừa và điều trị hiệu quả
3. Các phương pháp điều trị cúm A
Việc điều trị cúm A ở trẻ em cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ để tránh biến chứng nguy hiểm. Dưới đây là những phương pháp điều trị phổ biến:
3.1 Điều trị tại nhà đối với trường hợp nhẹ
Nếu trẻ mắc cúm A nhưng không có triệu chứng nghiêm trọng. Ba mẹ có thể chăm sóc trẻ tại nhà bằng các biện pháp sau:
- Hạ sốt đúng cách: Nếu trẻ sốt cao trên 38,5°C, có thể dùng thuốc hạ sốt chứa paracetamol theo liều lượng phù hợp với cân nặng và độ tuổi. Không tự ý dùng aspirin vì có thể gây hội chứng Reye nguy hiểm.
- Bù nước và điện giải: Sốt cao và chán ăn có thể khiến trẻ bị mất nước. Phụ huynh nên cho trẻ uống nhiều nước. Bổ sung oresol theo hướng dẫn của bác sĩ để tránh mất nước nghiêm trọng.
- Nghỉ ngơi đầy đủ: Trẻ bị cúm A cần được nghỉ ngơi nhiều. Hạn chế vận động để cơ thể nhanh hồi phục.
- Tăng cường dinh dưỡng: Cung cấp đầy đủ dinh dưỡng giúp cơ thể trẻ tăng sức đề kháng. Nên cho trẻ ăn các món dễ tiêu hóa như cháo, súp, nước hầm xương. Đồng thời bổ sung vitamin từ trái cây như cam, quýt, bưởi…
- Giữ vệ sinh và cách ly: Hạn chế để trẻ tiếp xúc với người khác trong ít nhất 7 ngày hoặc cho đến khi hết sốt 24 giờ để tránh lây lan.
Dinh dưỡng đầy đủ, nghỉ ngơi hợp lý giúp bé nhanh khỏe hơn
3.2 Khi nào cần đưa trẻ đến bệnh viện?
Mặc dù nhiều trường hợp mắc nhưng trẻ bị cúm A có thể tự khỏi sau 5-7 ngày. Nhưng nếu thấy trẻ có dấu hiệu bất thường, cha mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay. Những dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm bao gồm:
- Sốt cao liên tục không hạ, dù đã dùng thuốc hạ sốt.
- Khó thở, thở nhanh, da tím tái hoặc lồng ngực rút lõm.
- Co giật hoặc lơ mơ, mất ý thức.
- Nôn ói nhiều, không ăn uống được, dấu hiệu mất nước như môi khô, mắt trũng.
Bác sĩ có thể chỉ định các phương pháp điều trị chuyên sâu hơn như: sử dụng thuốc kháng virus, giảm ho, truyền dịch hoặc hỗ trợ thở oxy nếu cần.
3.3 Phương pháp hỗ trợ hồi phục nhanh hơn
Để giúp trẻ bị cúm A phục hồi nhanh hơn, ba mẹ có thể áp dụng 1 số biện pháp sau:
- Bổ sung các vi chất quan trọng giúp tăng cường hệ miễn dịch như vitamin C, kẽm, lysine.
- Cho trẻ sử dụng các sản phẩm hỗ trợ sức đề kháng như siro Glucankid. Giúp cơ thể tạo hàng rào miễn dịch vững chắc. Giảm thiểu khả năng mắc bệnh do các yếu tố gây hại như vi khuẩn, virus,…
- Tiếp tục theo dõi sức khỏe của trẻ trong ít nhất 1 tuần sau khi khỏi bệnh để phát hiện sớm các biến chứng nếu có.
Siro Glucankid giúp tăng gấp đôi kháng thể IgM chỉ sau 7 ngày sử dụng. Đây là kết quả được Đại học Y Hà Nội chứng nhận.
Xem thêm: Giải mã sức hút của siro Glucankid hỗ trợ trẻ tăng đề kháng hiệu quả
Dịch cúm tuy nguy hiểm nhưng có thể phòng ngừa và kiểm soát dễ dàng. Bổ sung Siro Glucankid giúp trẻ tăng cường miễn dịch mạnh mẽ là biện pháp cần thiết trong mùa dịch này.