Nôn trớ là tình trạng rất thường gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trong giai đoạn còn bú sữa mẹ. Nôn trớ thường lành tính, không gây nguy hiểm và có thể tự khỏi. Nhưng trẻ cứ ăn vào là bị nôn trớ thì có thể là dấu hiệu cảnh báo những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
1. Nôn trớ là gì? Biến chứng nghiêm trọng khi trẻ cứ ăn là nôn trớ
Nôn trớ là tình trạng thức ăn, dịch tiêu hóa từ dạ dày bị đẩy ngược lên thực quản và trào qua miệng ra ngoài. Điều này thường xảy ra ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trong những tháng đầu đời khi hệ tiêu hóa của trẻ còn chưa hoàn thiện.
Nôn trớ có thể xảy ra ngay sau khi ăn, hoặc sau vài giờ, và đôi khi trẻ có thể nôn trớ nhiều lần trong ngày.
Tuy thường lành tính, có thể tự khỏi khi bé lớn hơn. Tuy nhiên, nôn trớ cũng là biểu hiện của bệnh lý đường tiêu hóa, khi kéo dài có nguy cơ gây nhiều biến chứng nghiệm trọng:
- Suy dinh dưỡng: Nôn trớ kéo dài khiến trẻ không thể hấp thu đủ dinh dưỡng từ thức ăn, dẫn đến thiếu hụt chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển.
- Sụt cân: Trẻ không thể giữ lại thức ăn trong dạ dày, làm giảm khả năng tăng cân và dẫn đến tình trạng sụt cân nghiêm trọng.
- Mất cân bằng điện giải: Nôn trớ liên tục làm cơ thể trẻ mất nước và các chất điện giải quan trọng, gây ra tình trạng mất cân bằng điện giải, ảnh hưởng nghiệm trọng đến sức khỏe như: mệt mỏi, yếu cơ, nhức đầu, đau bụng, táo bón,…
- Ảnh hưởng tâm lý: Trẻ thường xuyên nôn trớ có thể trở nên sợ hãi mỗi khi đến giờ ăn, gây ra tình trạng biếng ăn và ảnh hưởng xấu đến tâm lý.
Xem thêm: Trẻ biếng ăn hay nôn trớ có phải do gặp vấn đề tâm lý
2. Nguyên nhân vì sao trẻ cứ ăn là nôn trớ
2.1 Nguyên nhân sinh lý
- Hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện: Ở trẻ nhỏ, cơ vòng thực quản dưới (cơ LES) chưa phát triển hoàn thiện, khiến thức ăn dễ dàng bị đẩy ngược lên từ dạ dày.
- Trẻ ăn quá no: Khi dạ dày bị căng quá mức, cơ thể sẽ phản ứng bằng cách đẩy bớt thức ăn ra ngoài qua hiện tượng nôn.
- Tư thế sau khi ăn: Nếu trẻ nằm ngay sau khi ăn, thức ăn sẽ dễ dàng trào ngược lên thực quản.
2.2 Nguyên nhân bệnh lý
- Dị ứng thực phẩm: Một số trẻ có thể bị dị ứng với protein trong sữa hoặc các thành phần khác của thức ăn, gây ra phản ứng nôn.
- Nhiễm trùng tiêu hóa: Các bệnh lý nhiễm trùng như viêm dạ dày-ruột, nhiễm trùng đường ruột có thể làm trẻ bị nôn trớ nhiều lần.
- Bệnh lý thực quản: Các vấn đề như thoát vị cơ hoành, co thắt thực quản hoặc trào ngược dạ dày-thực quản có thể là nguyên nhân.
- Rối loạn chức năng tiêu hóa: Các rối loạn như không dung nạp lactose, hoặc bệnh celiac (không dung nạp gluten) cũng có thể gây ra tình trạng này.
Nôn trớ có thể là biểu hiện của bệnh lý đường tiêu hóa
2.3 Môi trường và thói quen ăn uống
- Thức ăn không phù hợp: Cho trẻ ăn những loại thức ăn khó tiêu hoặc không phù hợp với độ tuổi.
- Ăn uống không đúng cách: Việc cho trẻ ăn quá nhanh, hoặc ăn trong môi trường căng thẳng, có thể kích thích gây nôn trớ.
3. Cách xử trí trẻ cứ ăn là nôn trớ
Khi trẻ bị nôn trớ, điều quan trọng nhất là cha mẹ cần bình tĩnh và có những biện pháp xử trí đúng đắn để không làm tình trạng của trẻ trở nên nghiêm trọng hơn.
Đầu tiên, khi gặp tình trạng nôn trớ , mẹ nên dùng 1 chiếc khăn sạch để lau miệng cho con. Để đề phòng lần nôn tiếp theo thì mẹ quàng khăn vào cổ cho bé. Đặc biệt, để tránh nguy cơ trào ngược dịch vào phổi thì tuyệt đối được bế xốc trẻ lên.
Khi nôn trớ, không chỉ ba mẹ mà bé cũng có cảm giác sợ hãi. Vì vậy, ba mẹ cần cố gắng giữ thái độ nhẹ nhàng, tránh la mắng khiến con quấy khóc và nôn trớ nhiều hơn.
Tiếp theo, mẹ giữ cho bé nằm yên, kê gối dưới đầu theo đúng tư thế thân trên cao hơn thân dưới để không dẫn đến tình trạng trào ngược.
Kê đầu dưới gối cho con theo tư thế thân trên cao hơn thân dưới
Với trường hợp con nôn trớ nhiều sữa: cần đặt trẻ quay sang ngang một bên để chất nôn không dính được vào phổi. Không nên cho trẻ uống sữa tiếp ngay sau đó mà cần vệ sinh mũi miệng sạch sẽ, thay quần áo để khử mùi từ chất nôn.
Khi trẻ bị nôn trớ, lượng nước trong cơ thể sẽ bị mất đi đáng kể, do đó mẹ cần nhanh chóng bù lại nước cho trẻ. Có thể sử dụng nước đun sôi để nguội, nước trái cây pha loãng, hoặc dung dịch Oresol để cung cấp nước cho trẻ. Hãy cho trẻ uống từng chút một, bằng cách dùng thìa nhỏ hoặc cho uống từng ngụm chậm rãi.
Trong trường hợp trẻ tiếp tục nôn nhiều và liên tục, hãy đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Để phòng ngừa và hỗ trợ hệ tiêu hóa của bé tốt hơn, mẹ có thể bổ sung siro ăn ngon Glucankid cho con. Siro Glucankid chứa các vi chất và vitamin thiết yếu giúp con ăn ngon, tăng cường hấp thu và chuyển hóa. Ngoài ra, cón có hoạt chất Beta glucan giúp tăng cường đề kháng đường ruột, tiêu hóa khỏe, con vững vàng đối phó các vấn đề tiêu hóa.
Xem thêm: Lưu ý khi lựa chọn sản phẩm hỗ trợ trẻ biếng ăn
Trong quá trình nuôi dưỡng con nhỏ, nếu gặp bất kì khó khăn hay vấn đề còn thắc mắc ba mẹ có thể tìm hiểu qua website:glucankid.vn hoặc gọi điện tới số Hotline 0866 78 74 88 để được các chuyên gia hỗ trợ vấn miễn phí trong suốt hành trình phát triển của con nhé.