Trẻ biếng ăn hay nôn trớ là tình trạng thức ăn từ dạ dày bị đẩy ngược trở lên thực quản và thoát ra ngoài qua miệng do sự co bóp của cơ hoành và cơ bụng.
Trẻ nôn trớ thường xuyên thấy khó chịu, quấy khóc do đau bụng và mệt mỏi, dẫn đến việc hấp thu dinh dưỡng bị ảnh hưởng. Lâu dần, con có nguy cơ sụt cân, tiêu hóa kém, suy giảm hệ miễn dịch và hình thành tâm lý biếng ăn nghiêm trọng ở trẻ.
Đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng biếng ăn, nôn trớ ở trẻ
1. Trẻ biếng ăn hay nôn trớ có phải do gặp vấn đề tâm lý ?
Biếng ăn và nôn trớ thường đi kèm và xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó, vấn đề tâm lý của trẻ đóng vai trò quan trọng nhưng thường bị bỏ qua.
1.1 Ảnh hưởng tâm lý
Tâm lý sợ hãi khi nhìn thấy đồ ăn hoặc đến bữa là nguyên nhân phổ biến khiến trẻ biếng ăn và hay nôn.
Tâm lý này thường do cảm giác lo lắng, sợ hãi hoặc áp lực từ môi trường xung quanh. Những tình huống như bị ép ăn, mâu thuẫn gia đình, hoặc thay đổi lớn trong cuộc sống (chuyển nhà, đi nhà trẻ…) đều có thể gây ra trạng thái tâm lý bất ổn ở trẻ. Trẻ nhỏ có thể không biết cách diễn đạt cảm xúc của mình, nên thường biểu hiện qua những hành vi như biếng ăn, từ chối ăn, nôn trớ sau khi ăn.
Ngoài vấn đề tâm lý, trẻ biếng ăn hay nôn trớ cũng đến từ nhiều nguyên nhân khác như:
1.2 Thay đổi sinh lý
Trẻ biếng ăn do sinh lý là hiện tượng thường gặp nhất, bắt đầu xuất hiện khi trẻ trải qua các giai đoạn phát triển quan trọng như mọc răng, tập lật, bò, học đi, học nói,…
Trong khoảng thời gian này, trẻ thường ít hứng thú với việc ăn uống, nhưng thường chỉ kéo dài trong một thời gian ngắn. Sau đó, trẻ sẽ nhanh chóng thích nghi và quay lại chế độ ăn uống bình thường.
Mỗi giai đoạn phát triển của trẻ sẽ có những đợt biếng ăn sinh lý khác nhau, tùy thuộc vào độ tuổi và tiến trình phát triển cụ thể của trẻ.
Xem thêm: Giải quyết tình trạng biếng ăn sinh lý ở trẻ theo từng giai đoạn
1.3 Biếng ăn, nôn trớ do gặp các vấn đề về bệnh lý
Những năm tháng đầu đời, hệ tiêu hóa của trẻ chưa phát triển hoàn thiện nên rất hay gặp vấn đề về đường tiêu hóa như loạn khuẩn đường ruột, trào ngược dạ dày-thực quản, viêm dạ dày, hoặc các bệnh nhiễm trùng khác.
Những bệnh lý này không chỉ làm trẻ khó chịu khi ăn mà còn gây ra nôn trớ, từ đó dẫn đến tình trạng biếng ăn kéo dài.
1.4 Con nạp thức ăn quá nhiều
Một nguyên nhân khác có thể dẫn đến tình trạng nôn trớ ở trẻ là ăn quá nhiều hoặc ăn nhanh. Khi dạ dày trẻ không thể tiêu hóa hết lượng thức ăn quá lớn trong một thời gian ngắn, thức ăn sẽ bị đẩy ngược lên thực quản, gây ra hiện tượng nôn trớ.
Thêm vào đó, ba mẹ có xu hướng con ăn nhiều là tốt nên thường xuyên ép hoặc cho con ăn quá nhiều. Điều này không chỉ làm tăng nguy cơ nôn trớ mà còn dẫn đến tâm lý sợ hãi khi ăn, khiến trẻ dần trở nên biếng ăn.
Con ăn nhiều không phải là tốt
2. Cách khắc phục trẻ biếng ăn hay nôn trớ hiệu quả
Để khắc phục tình trạng biếng ăn hay nôn trớ ở trẻ, cha mẹ cần xác định rõ nguyên nhân cụ thể và áp dụng những biện pháp phù hợp.
2.1 Theo thời điểm
- Với trẻ đang bú sữa mẹ: Nên chia nhỏ lượng sữa cho con bú mỗi ngày. Khi bú xong, mẹ bế trẻ ít nhất 15 phút, không nên để con nằm ngay hoặc nô đùa để tránh làm con buồn nôn.
- Với trẻ trong thời kì ăn dặm: Đây là thời điểm quan trọng mẹ cần chú ý nhất vì con bắt đầu tiếp nhận nhiều loại thức ăn hơn. Theo các chuyên gia, thì mẹ nên chia nhỏ khẩu phần ăn của con ra làm nhiều bữa và tuyệt đối không ép con ăn khi con không muồn và vận động mạnh sau khi ăn.
2.2 Trẻ gặp vấn đề về tiêu hóa
Ở trường hợp này, ba mẹ cần tìm hiểu rõ nguyên nhân gây ra biếng ăn, nôn trớ ở trẻ bằng cách cho con đi khám tại các cơ sở khám chữa bệnh uy tín.
Đồng thời, ba mẹ nên bổ sung thêm cho con những thực phẩm có lợi với đường ruột và tham khảo cách massage bụng, toàn cơ thể giúp con tăng cường khả năng hấp thu và hoạt động của hệ tiêu hóa.
2.3 Xây dựng chế độ dinh dưỡng cân bằng, phù hợp
Trẻ cần có một chế độ ăn uống khoa học và hợp lý, với thời gian ăn uống đều đặn và thực đơn phong phú.
- Lựa chọn thực phẩm giàu dinh dưỡng, dễ tiêu hóa: mẹ nên sử dụng thịt bò, các loại rau xanh, giá đỗ,.. Và đặc biệt không nên chọn sữa chứa đường lactose vì rất dễ gây rối loạn tiêu hóa ở trẻ.
- Tránh những thực phẩm chứa nhiều chất béo như: đồ ăn nhanh, chiên xào, nhiều dầu mỡ,..làm cản trở quá trình hấp thu của trẻ, tăng nguy cơ đầy bụng, trào ngược dạ dày,…
Đa dạng nguyên liệu, cách chế biến giúp con có hứng thú với bữa ăn hơn
2.4 Không khí thoải mái khi ăn
Tránh ép trẻ ăn hoặc tạo áp lực trong bữa ăn, thay vào đó hãy để trẻ ăn theo nhu cầu.
Bố mẹ nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày để giúp hệ tiêu hóa của trẻ hoạt động tốt hơn. Đặc biệt, cần tránh cho trẻ ăn quá nhiều đồ ăn vặt hoặc thực phẩm không lành mạnh trước bữa ăn chính, vì điều này có thể khiến trẻ không còn hứng thú với bữa ăn chính và dễ bị nôn trớ.
Môi trường xung quanh khi trẻ ăn uống cũng đóng vai trò quan trọng. Hãy tạo cho trẻ một không gian yên tĩnh, thoải mái khi ăn, tránh để trẻ vừa ăn vừa xem TV hay chơi đùa quá mức. Khi trẻ cảm thấy an toàn và thư giãn, khả năng ăn uống của trẻ sẽ được cải thiện, và tình trạng nôn trớ sẽ giảm đi.
3. Cần bổ sung gì để giảm biếng ăn, nôn trớ ở trẻ
Để giúp trẻ biếng ăn và hay nôn trớ cải thiện tình trạng này, việc bổ sung dinh dưỡng đúng cách là vô cùng quan trọng.
- Chất xơ giúp hệ tiêu hóa của trẻ hoạt động tốt hơn, ngăn ngừa táo bón và giảm tình trạng nôn trớ. Các loại rau xanh, trái cây tươi là nguồn cung cấp chất xơ dồi dào mà cha mẹ có thể bổ sung vào chế độ ăn của trẻ.
- Probiotic: Probiotic là những vi khuẩn có lợi cho đường ruột, giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột và cải thiện chức năng tiêu hóa. Việc bổ sung probiotic qua sữa chua, men vi sinh hoặc các thực phẩm chức năng có thể giúp giảm tình trạng nôn trớ và cải thiện khẩu vị của trẻ.
- Vitamin và khoáng chất: như vitamin C, Kẽm, có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ sự phát triển toàn diện của trẻ, đặc biệt là trong giai đoạn trẻ biếng ăn. Bổ sung đầy đủ các loại vitamin và khoáng chất này giúp cải thiện sức khỏe tổng quát của trẻ, tăng cường hệ miễn dịch và kích thích sự thèm ăn của trẻ.
- Uống nước đầy đủ mỗi ngày: Cung cấp đủ nước cho trẻ cũng là yếu tố quan trọng giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả và ngăn ngừa tình trạng nôn trớ. Cha mẹ nên cho con uống nước đều đặn trong ngày, đặc biệt là nước ấm, để hỗ trợ quá trình tiêu hóa.
- Bổ sung siro ăn ngon: Siro ăn ngon là một giải pháp hữu hiệu giúp cải thiện tình trạng biếng ăn ở trẻ. Nhờ bổ sung các vi chất, vitamin thiết yếu và các enzyme tiêu hóa, siro ăn ngon kích thích vị giác của trẻ, giúp trẻ ăn ngon miệng và tiêu hóa tốt hơn. Khi sử dụng đúng liều lượng và theo chỉ dẫn, siro ăn ngon có thể giúp giảm tình trạng biếng ăn, hạn chế nôn trớ, và hỗ trợ trẻ phát triển khỏe mạnh.
Siro Glucankid được diễn viên Bảo Thanh tin tưởng lựa chọn cho con
Xem thêm: Báo VTV giải mã sức hút của siro Glucankid hỗ trợ giúp trẻ ăn ngon hiệu quả
Việc trẻ biếng ăn và thường xuyên nôn trớ kéo dài có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển cả về thể chất và trí tuệ. Con có nguy cơ cao mắc phải các rối loạn tăng trưởng đáng lo ngại. Chính vì vậy, ba mẹ cần cẩn thận tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến tình trạng này và tham khảo ý kiến của bác sĩ để áp dụng những biện pháp can thiệp kịp thời, giúp cải thiện hệ tiêu hóa và hỗ trợ sức khỏe tổng thể của trẻ mỗi ngày.
Những vấn đề còn thắc mắc, ba mẹ hãy liên hệ tới số Hotline 0866 78 74 88 để được các dược sĩ có chuyên môn cao tư vấn kĩ lưỡng cho mình nhé.