Có ba mẹ nào đang gặp vấn đề trẻ 10 tháng biếng ăn cháo chưa ạ? Ở giai đoạn này, bé bắt đầu chuyển sang ăn dặm thô hơn. Và đây là thời điểm mẹ bắt đầu cho bé ăn cháo, nhưng nhiều bé không chịu ăn mà chỉ thích uống sữa, khiến cơ thể không nhận đủ dinh dưỡng và trở nên gầy yếu. Vậy nguyên nhân là gì? Mẹ cần làm gì để giải quyết nhanh chóng tình trạng này?
Bé biếng ăn cháo khiến con không nhận đủ dinh dưỡng cần thiết, cản trở quá trình phát triển
1. Nguyên nhân khiến trẻ 10 tháng biếng ăn cháo
Giai đoạn 10 tháng tuổi là thời điểm bé bước vào giai đoạn ăn dặm thực sự, không còn chỉ là làm quen thức ăn nữa. Vậy có những nguyên nhân gì khiến trẻ 10 tháng tuổi biếng ăn cháo?
1.1 Bé 10 tháng mải chơi, không tập trung ăn uống
Ở độ tuổi này, trẻ em thường hiếu động và thích khám phá môi trường xung quanh. Khi bé không tập trung vào bữa ăn mà mải mê nhìn ngắm hay nghịch ngợm với đồ chơi, bé sẽ dần mất hứng thú với bữa ăn.
Điều này làm gián đoạn quá trình ăn uống và càn trở hấp thu dinh dưỡng. Do đó, mẹ cần tạo không gian yên tĩnh và tập trung cho bé khi ăn.
1.2 Loạn khuẩn đường tiêu hóa
Hệ miễn dịch của trẻ chưa được hoàn thiện ở giai đoạn 10 tháng tuổi. Vì vậy mà con có nguy cơ cao mắc các bệnh đường hô hấp, tiêu hóa,…và sử dụng kháng sinh là điều khó tránh khỏi.
Sau một đợt điều trị bằng kháng sinh kéo dài, trẻ có thể gặp tình trạng mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Kháng sinh không chỉ tiêu diệt vi khuẩn gây hại mà còn có thể làm chết các vi khuẩn có lợi, gây ra loạn khuẩn đường ruột. Biểu hiện bao gồm tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa, đi ngoài phân sống… và điều này thường khiến trẻ biếng ăn cháo.
Tiêu hóa kém khiến con khó chịu, mệt mỏi dẫn đến biếng ăn
1.3 Giai đoạn: trẻ mọc răng
Việc mọc răng ở trẻ 10 tháng tuổi là quá trình mà bé nào cũng phải trải qua. Trong thời gian này, nướu bé sưng đau và khó chịu, làm cho việc ăn uống trở nên khó khăn hơn. Để hỗ trợ bé, mẹ cần chăm sóc răng miệng sạch sẽ và có thể làm dịu nướu của bé bằng các phương pháp như massage nướu, sử dụng vòng gặm nướu.
1.4 Trẻ bị ốm hoặc cảm lạnh
Khi bé bị ốm, hệ miễn dịch yếu đi, cơ thể mệt mỏi và bé sẽ không còn cảm thấy ngon miệng như thường lệ. Đây là nguyên nhân phổ biến khiến bé lười ăn, chán ăn hoặc từ chối ăn cháo.
1.5 Chế độ ăn uống không khoa học
Một số phụ huynh có xu hướng nuông chiều bé, cho phép bé ăn theo sở thích mà không tạo lập thói quen ăn uống khoa học. Ví dụ, bé thích ăn đồ ngọt, mẹ cho bé ăn liên tục mà không có thực đơn cân đối, giờ giấc ăn uống không ổn định… Tất cả những thói quen này dễ dẫn đến tình trạng biếng ăn ở trẻ.
1.6 Thực đơn nhàm chán hoặc không phù hợp
Một số trẻ 10 tháng tuổi không ăn cháo có thể do thực đơn thiếu đa dạng hoặc không phù hợp với khẩu vị và độ tuổi của bé. Khi các món ăn lặp đi lặp lại, bé sẽ cảm thấy nhàm chán và không còn hứng thú với bữa ăn. Mẹ cần sáng tạo trong việc chế biến để bé có trải nghiệm ăn uống phong phú hơn.
Xem thêm: Nguyên nhân trẻ biếng ăn kéo dài và cách khắc phục nhanh chóng
2. Những sai lầm ba mẹ hay mắc phải khi chế biến cháo cho con
Một số sai lầm phổ biến mà ba mẹ thường mắc phải khi chuẩn bị cháo cho con có thể ảnh hưởng đến việc ăn uống của bé:
2.1 Cháo quá đặc hoặc quá lỏng:
Cháo quá đặc khiến bé khó nuốt, trong khi cháo quá lỏng lại thiếu dinh dưỡng. Độ đặc của cháo phải phù hợp với khả năng nhai và nuốt của trẻ.
Độ đặc của cháo vừa phải, lại trình bày bắt mắt thì các bé sẽ có hứng thú với bữa ăn hơn
2.2 Không thay đổi thực đơn hàng ngày:
Nhiều phụ huynh chỉ quanh quẩn với một vài loại cháo như cháo gà, cháo thịt heo mà không thay đổi thực đơn đa dạng. Điều này làm bé chán ăn và có thể gây thiếu hụt chất dinh dưỡng cần thiết.
2.3 Sử dụng gia vị quá sớm
Thêm muối, đường hoặc gia vị khác vào cháo khi bé mới 10 tháng tuổi là không cần thiết và không tốt cho thận của bé. Các món ăn của bé chỉ nên nêm nếm tự nhiên từ thực phẩm.
2.4 Không cân đối dinh dưỡng trong mỗi bữa ăn
Chế độ ăn của bé cần phải đủ các nhóm chất như đạm, tinh bột, chất béo, vitamin và khoáng chất. Chỉ tập trung vào một nhóm chất nào đó sẽ khiến bữa ăn thiếu cân bằng và không cung cấp đủ dưỡng chất cần thiết cho bé.
Xem thêm: Trẻ biếng ăn chậm tăng cân-Cảnh báo những sai lầm ba mẹ hay mắc phải
3. Trẻ 10 tháng biếng ăn cháo cần bổ sung gì?
Để giúp bé giảm tình trạng biếng ăn cháo, ba mẹ cần chú ý bổ sung đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng cần thiết sau:
- Protein (Chất đạm): Chất đạm đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển cơ bắp và mô cơ thể của trẻ. Mẹ có thể bổ sung đạm từ các nguồn như thịt, cá, trứng, đậu phụ và sữa.
- Kẽm: là vi chất giúp tăng cường hệ miễn dịch và hỗ trợ quá trình tiêu hóa, hấp thụ thức ăn tốt hơn. Khi cơ thể thiếu kẽm, trẻ sẽ mất cảm giác thèm ăn và dẫn đến biếng ăn. Các thực phẩm giàu kẽm như thịt bò, hải sản, trứng, đậu đỗ, và các loại hạt nên có trong thực đơn của bé.
- Lysin: là một axit amin thiết yếu giúp tăng cường hấp thu canxi và thúc đẩy sự phát triển của trẻ. Thiếu lysin có thể dẫn đến chậm tăng trưởng và biếng ăn. Thực phẩm giàu lysin như thịt đỏ, cá, đậu nành, và sản phẩm từ sữa nên có trong khẩu phần ăn của bé.
- Các loại vitamin (như vitamin nhóm C): Vitamin C không chỉ tăng cường sức đề kháng mà còn giúp cơ thể hấp thu sắt tốt hơn, hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả. Các loại trái cây như cam, chanh, dâu tây, kiwi là nguồn cung cấp vitamin C dồi dào.
- Beta glucan: có khả năng kích thích hệ miễn dịch và bảo vệ đường ruột, giúp bé tiêu hóa tốt hơn và ăn ngon miệng hơn. Ba mẹ có thể bổ sung Beta glucan từ nấm, yến mạch, lúa mạch và một số loại thực phẩm bổ sung.
Chế độ dinh dinh cân bằng, khoa học cho con phát triển toàn diện
Tuy nhiên ở giai đoạn này, hệ tiêu hóa của trẻ còn rất kém nên việc hấp thu các chất dinh dưỡng từ thực phẩm hằng ngày còn hạn chế. Vì vậy ba mẹ nên bổ sung Thực phẩm bảo vệ sức khỏe chứa đầy đủ dưỡng chất để đảm bảo con được phát triển tốt nhất.
Xem thêm: Lưu ý khi lựa chọn sản phẩm hỗ trợ trẻ biếng ăn
Trẻ 10 tháng biếng ăn cháo có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, từ yếu tố sinh lý, tâm lý đến sai lầm trong chế độ dinh dưỡng. Để giúp bé có bữa ăn ngon miệng hơn, ba mẹ cần điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp và đa dạng, bổ sung đủ các nhóm chất dinh dưỡng cần thiết và tạo môi trường ăn uống thoải mái, không căng thẳng cho bé. Đồng thời, ba mẹ cũng nên theo dõi và kịp thời phát hiện những dấu hiệu bất thường để có giải pháp phù hợp.