“ Mỗi bữa ăn như một cuộc chiến. Dù đã thử rất nhiều cách, từ nấu nướng đa dạng, thay đổi thực đơn hàng ngày đến khuyến khích nhẹ nhàng, nhưng bé vẫn chỉ chịu ăn vài món quen thuộc.” – Chia sẻ từ chị Hương, mẹ bé Bảo An, 3 tuổi, tại Hà Nội.
Ba mẹ lo lắng trẻ kén ăn ảnh hưởng đến sự phát triển lâu dài của trẻ. Vậy đâu là nguyên nhân và cách khắc phục tốt nhất cho trẻ kén ăn? Hãy cùng Glucankid tìm hiểu qua bài viết sau đây.
1. Phân biệt biếng ăn với kén ăn
Biếng ăn là tình trạng trẻ từ chối hoặc ăn rất ít. Nguyên nhân có thể do bệnh lý, tâm lý hoặc thói quen sinh hoạt. Trẻ biếng ăn thường không muốn ăn bất cứ loại thực phẩm nào, kể cả món yêu thích trước đây.
Kén ăn, ngược lại không phải là từ chối hoàn toàn mà là chỉ ăn một vài loại thức ăn cố định, từ chối thử các món mới hoặc món có hương vị lạ.
So sánh biếng ăn và kén ăn
Hiểu rõ sự khác biệt giữa hai tình trạng này là bước đầu tiên để ba mẹ có hướng giải quyết phù hợp.
2. Nguyên nhân khiến trẻ kén ăn
2.1. Nguyên nhân từ phía bé
- Tâm lý sợ thử món mới
Trẻ nhỏ thường có tâm lý lo ngại với những món ăn lạ. Có thể chưa quen với mùi vị, màu sắc, kết cấu mới của thức ăn. Kén ăn như 1 cơ chế tự nhiên giúp bé tránh những thực phẩm có thể gây hại.
Tuy nhiên, nếu không được khuyến khích thử nghiệm, trẻ sẽ chỉ ăn một số món quen thuộc. Hậu quả là con thiếu hụt những chất quan trong trong quá trình phát triển.
Xem thêm: Top 10 thực đơn cho bé 10 tháng biếng ăn “đúng chuẩn”
- Áp lực từ môi trường ăn uống
Nếu trẻ cảm thấy căng thẳng hoặc bị ép buộc trong bữa ăn, bé dễ trở nên kén ăn. Sự chú ý quá mức của người lớn vào việc bé phải ăn gì, ăn bao nhiêu cũng có thể khiến trẻ lo lắng.
- Cơ địa nhạy cảm về vị giác
Một số trẻ có cơ địa nhạy cảm hơn bình thường. Ví dụ: dễ nhận biết vị đắng, chua hoặc mùi lạ, khiến trẻ nhanh chóng từ chối những món có hương vị không quen thuộc.
- Thiếu hụt các chất cần thiết
Thiếu các chất như kẽm, lysine hoặc vitamin C khiến trẻ mất cảm giác thèm ăn, dẫn đến tình trạng chỉ thích ăn vài món nhất định.
2.2 Nguyên nhân từ phía gia đình
- Thực đơn đa dạng nhưng vẫn phải đủ chất
Việc lặp lại thực đơn hàng ngày hoặc nấu ăn không phù hợp khẩu vị của trẻ có thể khiến bé chán nản và từ chối ăn uống.
Ngoài ra, ba mẹ hay lo sợ con nhẹ cân còi cọc nên luôn muốn con ăn nhiều cơm, thịt,..điều này khiến con hụt những dưỡng chất cần thiết khác cho sự phát triển.
- Ép buộc và áp lực trong bữa ăn
Ép buộc trẻ ăn hoặc không tôn trọng nhu cầu ăn uống tự nhiên của trẻ có thể làm trẻ cảm thấy căng thẳng, sợ hãi khi ăn. Dẫn đến tình trạng kén ăn ngày càng nghiêm trọng.
Kén ăn là tiềm ẩn cho nhiều nguy hiểm quan trọng
- Cho ăn vặt không kiểm soát
Cho trẻ tiêu thụ quá nhiều đồ uống như sữa, nước ép trái cây hay các loại đồ ăn nhẹ như bánh ngọt có thể khiến trẻ không còn cảm giác đói và dẫn đến việc từ chối bữa ăn chính.
- Kỳ vọng không phù hợp từ phụ huynh
Nhiều bậc cha mẹ chưa hiểu rõ về từng giai đoạn phát triển của trẻ và nhu cầu dinh dưỡng tương ứng. Vậy nên đặt ra những mục tiêu quá cao cho con. Điều này có thể tạo áp lực cho trẻ và cả gia đình.
- Ảnh hưởng từ thói quen ăn uống của gia đình
Thói quen và cách ăn uống của các thành viên trong gia đình có tác động lớn đến trẻ. Nếu gia đình có thói quen ăn uống không cân bằng, ít ăn rau củ, hoặc thường xuyên sử dụng thực phẩm không lành mạnh, trẻ cũng sẽ dễ bị ảnh hưởng và hình thành thói quen tương tự.
3. Đối phó với chứng kén ăn ở trẻ
Giải quyết tình trạng trẻ kén ăn cần sự kiên nhẫn, sự phối hợp giữa gia đình và các phương pháp khoa học. Dưới đây là những cách hiệu quả giúp cải thiện vấn đề này:
3.1 Hiểu rõ nguyên nhân khiến trẻ kén ăn
- Tìm hiểu vấn đề sức khỏe: Đưa trẻ đi kiểm tra tại các cơ sở y tế để xác định xem trẻ có mắc bệnh lý nào liên quan đến hệ tiêu hóa, thiếu hụt vi chất, hay gặp vấn đề tâm lý không.
- Quan sát thói quen ăn uống: xác định trẻ thích và không thích loại thực phẩm nào để dễ dàng điều chỉnh thực đơn.
3.2 Xây dựng thực đơn khoa học và hấp dẫn
- Đa dạng thực phẩm: Kết hợp nhiều nhóm thực phẩm với cách chế biến khác nhau để kích thích vị giác của trẻ. Ví dụ, cùng một loại rau củ có thể chế biến thành súp, hấp hoặc xay nhuyễn để trẻ không bị nhàm chán.
- Chú trọng vào cách trình bày: Trang trí món ăn với màu sắc và hình dáng bắt mắt như hình con vật, bông hoa để khơi gợi sự tò mò của trẻ.
Trình bày món ăn đẹp mắt giúp trẻ thích thú với bữa ăn hơn
3.3 Tạo môi trường ăn uống tích cực
- Không ép trẻ ăn: Việc ép buộc chỉ khiến trẻ càng sợ bữa ăn. Hãy để trẻ ăn theo nhu cầu, khuyến khích nhưng không áp lực.
- Giữ không khí vui vẻ trong bữa ăn: Biến bữa ăn thành khoảng thời gian vui vẻ. Không chỉ trích hay mắng mỏ trẻ khi không ăn.
- Loại bỏ các yếu tố gây xao nhãng: Không cho trẻ xem tivi, sử dụng điện thoại hoặc đồ chơi trong khi ăn. Cho trẻ tập trung hoàn toàn vào việc thưởng thức món ăn.
3.4 Đặt lịch trình ăn uống hợp lý
- Chia nhỏ bữa ăn: Thay vì ép trẻ ăn nhiều trong một lần, hãy chia thành các bữa nhỏ với lượng thức ăn vừa phải. Điều này giúp trẻ dễ tiêu hóa và có cảm giác thoải mái hơn.
- Giữ thời gian cố định: Xây dựng thói quen ăn uống đều đặn vào các khung giờ cố định để cơ thể trẻ tự điều chỉnh, tạo cảm giác đói đúng giờ.
3.5 Tập cho trẻ thói quen tự lập trong ăn uống
- Cho trẻ tự chọn món ăn: Đưa ra vài lựa chọn lành mạnh để trẻ quyết định món mình muốn ăn. Điều này giúp trẻ cảm thấy có quyền kiểm soát và hứng thú hơn với bữa ăn.
- Để trẻ tự ăn: Tạo cơ hội cho trẻ dùng tay hoặc dụng cụ ăn uống như thìa, nĩa để khám phá thực phẩm, giúp trẻ tự tin hơn trong việc ăn uống.
3.6 Bổ sung dưỡng chất cần thiết
Tăng cường vi chất dinh dưỡng: Các vi chất như kẽm, lysine, vitamin B, và vitamin C có vai trò quan trọng trong việc kích thích cảm giác thèm ăn và hỗ trợ tiêu hóa.
Tuy nhiên đối với trẻ nhỏ thì khả năng hấp thu dưỡng chất từ thực phẩm còn hạn chế. Vì vậy bổ sung dinh dưỡng qua các sản phẩm hỗ trợ là cần thiết
Siro Glucankid giúp trẻ kích thích vị giác, ăn ngon miệng hơn. Không còn tình trạng lười ăn, kén món
Xem thêm: Lưu ý khi lựa chọn sản phẩm hỗ trợ trẻ biếng ăn
3.7 Thay đổi thói quen ăn uống của cả gia đình
- Cùng ăn với trẻ: Gia đình nên cùng ngồi ăn để tạo cảm giác ấm cúng và khuyến khích trẻ bắt chước thói quen ăn uống tốt.
- Xây dựng chế độ ăn lành mạnh: Loại bỏ các món ăn vặt không tốt, thay vào đó là các thực phẩm giàu dinh dưỡng để cả nhà cùng áp dụng.
3.8 Kiên nhẫn và động viên trẻ
- Không so sánh trẻ với người khác: Điều này chỉ khiến trẻ cảm thấy áp lực và mất tự tin.
- Khen ngợi đúng lúc: Động viên trẻ khi thử một món mới hoặc khi ăn hết phần ăn, dù nhỏ. Điều này tạo động lực tích cực cho trẻ trong việc ăn uống.
Xem thêm: Cảnh báo những sai lầm của ba mẹ khiến trẻ biếng ăn
Việc giải quyết tình trạng kén ăn đòi hỏi sự kiên trì và thấu hiểu từ cha mẹ. Khi áp dụng đúng cách, trẻ không chỉ cải thiện được thói quen ăn uống mà còn phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn trí tuệ.
Mọi vấn đề cần giải đáp, ba mẹ hãy gọi tới số Hotline 0866.78.74.88 để được các Dược sĩ có chuyên môn giải đáp nhé.