Xây dựng thực đơn ăn dặm khoa học, đầy đủ dinh dưỡng giúp trẻ phát triển toàn diện hơn. Đồng thời giúp trẻ hình thành thói quen ăn uống lành mạnh từ nhỏ.
Theo Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia, cha mẹ cần tuân thủ một số nguyên tắc quan trọng khi xây dựng thực cho trẻ. Hãy cùng Glucankid tìm hiểu 6 quy tắc “Vàng” trong bài viết sau đây nhé.
Xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé là rất cần thiết
1. Trẻ nhỏ nên ăn dặm từ mấy tháng tuổi?
Theo khuyến nghị từ các chuyên gia, giai đoạn 0-6 tháng tuổi, trẻ cần được bú mẹ hoàn toàn. Điều này để đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất thiết yếu.
Thời điểm lý tưởng để trẻ bắt đầu ăn dặm là khi bé tròn 6 tháng tuổi. Đây là giai đoạn hệ tiêu hóa của trẻ bắt đầu phát triển đủ để tiếp nhận các loại thực phẩm khác ngoài sữa mẹ hoặc sữa công thức.
Không nên cho trẻ ăn dặm quá sớm hoặc quá muộn:
- Ăn dặm quá sớm (trước 5 tháng): Việc ăn dặm quá sớm dễ gây rối loạn tiêu hóa, dị ứng thực phẩm. Thậm chí dẫn đến nguy cơ sặc thức ăn.
- Ăn dặm quá muộn (sau 7 tháng): Nếu bỏ lỡ thời điểm vàng từ 6 tháng tuổi, trẻ có thể chậm làm quen với thức ăn đặc và hương vị mới. Hậu quả là trẻ biếng ăn, hay kén món sau này.
- Đặc biệt, ở tháng thứ 6 cũng là thời điểm hợp lý với những mẹ phải quay trở lại công việc. Lúc này, trẻ đã sẵn sàng để bổ sung dinh dưỡng ngoài sữa nên mẹ dễ dàng kết hợp giữa việc chăm sóc bé và công việc hàng ngày.
Bé nên ăn dặm từ 6 tháng tuổi
2. 6 nguyên tắc “ĐÚNG CHUẨN” xây dựng thực đơn ăn dặm cho trẻ
Để đảm bảo chế độ ăn dặm của trẻ khoa học và an toàn mà vẫn đầy đủ dinh dưỡng, cha mẹ cần tuân theo các nguyên tắc sau:
2.1 Trẻ cần được ăn từ ngọt đến mặn
Thời điểm ban đầu nên cho bé ăn các loại thực phẩm như: bột gạo, khoai lang, hoặc trái cây nghiền nhuyễn,… Do có vị ngọt thanh giống sữa mẹ. Việc này khiến bé không quá lạ lẫm khi thay đổi chế độ ăn mới.
Sau khi bé quen với vị ngọt, cha mẹ có thể bổ sung dần các món có vị mặn như cháo cá, cháo thịt để kích thích vị giác của trẻ. Việc làm quen với từng nhóm vị giúp trẻ thích nghi tốt hơn, hạn chế nguy cơ chán ăn.
2.2 Lượng thức ăn từ ít đến nhiều
Chỉ nên cho trẻ ăn từ 1-2 thìa nhỏ mỗi bữa để làm quen. Sau đó, cha mẹ có thể tăng dần lượng thức ăn khi nhận thấy bé không có dấu hiệu khó chịu. Mức tăng hợp lý là 1-2 thìa mỗi tuần tùy thuộc vào khả năng tiêu hóa của trẻ.
2.3 Chế biến bữa ăn từ loãng đến đặc
Thức ăn trong những tuần đầu nên ở dạng loãng như nước rau củ hoặc bột pha loãng. Khi trẻ quen với việc nhai nuốt, cha mẹ có thể chuyển dần sang thức ăn đặc hơn như: cháo xay, cơm nát, hoặc súp đặc. Việc tăng độ đặc cần thực hiện từ từ để tránh bé bị nghẹn hoặc sợ ăn.
Cho bé ăn từ loãng đến đặc để quen với kết cấu, hương vị của thực phẩm mới
2.4 Tăng dần lượng thực phẩm theo độ tuổi
- Từ 6-8 tháng tuổi: Thức ăn cần được xay nhuyễn hoặc nghiền mịn.
- Từ 9-10 tháng tuổi: Thức ăn có thể cắt nhỏ hoặc nấu mềm để bé tập nhai.
- Từ 11 tháng trở lên: Bé có thể ăn thức ăn với cấu trúc thô hơn như cơm nát, mì mềm, hoặc các loại bánh mềm.
2.5 Đầy đủ 4 nhóm dinh dưỡng thiết yếu:
Một thực đơn ăn dặm hoàn chỉnh phải bao gồm:
- Tinh bột: Gạo, khoai lang, khoai tây cung cấp năng lượng cần thiết cho hoạt động hàng ngày.
- Đạm: Thịt, cá, trứng, đậu hũ giúp trẻ phát triển cơ bắp và hoàn thiện hệ miễn dịch.
- Chất béo: Bơ, dầu oliu, dầu cá hỗ trợ phát triển não bộ và hệ thần kinh.
- Vitamin và khoáng chất: Trẻ nhỏ thường rất lười và kén ăn rau. Điều này khiến con hay táo bón, khó chịu, và biếng ăn. Cần bổ sung đầy đủ rau xanh và củ quả giúp trẻ tăng cường sức đề kháng và hỗ trợ hệ tiêu hóa khỏe mạnh.
2.6 Thay đổi, đa dạng thực đơn mỗi ngày
Liên tục thay đổi món ăn hàng ngày giúp bé khám phá nhiều hương vị mới, kích thích vị giác, con ăn ngon hơn. Cha mẹ cũng có thể kết hợp thực phẩm theo màu sắc để bữa ăn trở nên hấp dẫn và sinh động hơn.
Liên tục thay đổi thực đơn, đa dạng màu sắc khiến trẻ thích thú với bữa ăn hơn
Xem thêm: Lịch sinh hoạt cho trẻ 10 tháng biếng ăn
3. Lưu ý: một số thực phẩm không nên cho vào thực đơn ăn dặm
Để đảm bảo an toàn trong quá trình ăn dặm, cha mẹ cần tránh các loại thực phẩm sau:
-
Đồ có nguy cơ gây tắc, nghẹn:
Không nên dùng những loại thực phẩm cứng, to, hoặc có hạt. VD: Nho, táo nguyên miếng, hạt cứng chưa nghiền mịn có thể gây nghẹn nguy hiểm. Tất cả thực phẩm cần được cắt nhỏ hoặc xay nhuyễn trước khi cho trẻ ăn.
-
Thực phẩm chứa quá nhiều đường:
Hạn chế các món ngọt như bánh kẹo, nước ngọt. Vừa không tốt cho răng miệng mà còn tạo thói quen ăn uống không lành mạnh.
Hạn chế đường cũng giúp giảm nguy cơ béo phì và các bệnh chuyển hóa sau này.
-
Nhóm thực phẩm dễ gây dị ứng:
Một số thực phẩm như mật ong, hải sản, sữa bò, hoặc đậu phộng dễ gây dị ứng ở trẻ nhỏ. Nếu muốn thử nghiệm, cha mẹ nên bắt đầu với lượng nhỏ và theo dõi phản ứng của trẻ trong vòng 48 giờ. Nếu không có biểu hiện bất thường, có thể tiếp tục bổ sung vào thực đơn.
-
Gia vị quá mạnh:
Hệ tiêu hóa của trẻ chưa đủ trưởng thành để xử lý các loại gia vị mạnh như muối, ớt, hoặc tiêu. Thức ăn cho trẻ chỉ nên giữ vị tự nhiên để tránh ảnh hưởng đến chức năng thận.
Xem thêm: Top 10 thực đơn cho bé 10 tháng biếng ăn “đúng chuẩn”
Việc xây dựng thực đơn ăn dặm theo nguyên tắc của Viện Dinh Dưỡng không chỉ đảm bảo cung cấp đầy đủ dinh dưỡng mà còn giúp trẻ hình thành thói quen ăn uống khoa học ngay từ nhỏ. Cha mẹ cần kiên nhẫn, linh hoạt trong việc lên thực đơn và quan sát phản ứng của trẻ để điều chỉnh kịp thời.