CHĂM SÓC TRẺ
Chăm sóc trẻ là tài liệu hữu ích chứa các câu hỏi và câu trả lời liên quan đến việc chăm sóc trẻ. Nó cung cấp thông tin quan trọng về dinh dưỡng, sức khỏe, phát triển và quyền lợi của trẻ, giúp bố mẹ và người chăm sóc hiểu rõ hơn về cách chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ em của họ.
HÔ HẤP
Viêm đường hô hấp là tình trạng viêm nhiễm một hoặc nhiều bộ phận trong hệ thống đường hô hấp như xoang, đường mũi, hầu họng, thanh quản,…
Viêm đường hô hấp ở trẻ em được chia làm 2 nhóm chính:
– Viêm đường hô hấp trên (mũi, hầu họng, xoang và thanh quản): Do tiếp xúc trực tiếp với không khí nên các cơ quan này dễ bị tác động từ môi trường như bụi, vi khuẩn, virus, nấm mốc, khí lạnh…Các bệnh thường gặp ở trẻ là cảm lạnh và cảm cúm.
– Viêm đường hô hấp dưới (khí quản, phế quản, tiểu phế quản và phổi): Các cơ quan này nằm ở tuyến cuối của hệ thống hô hấp nên ít bị nhiễm trùng hơn so với các cơ quan thuộc đường hô hấp trên. Bệnh lý thường gặp gồm viêm thanh khí phế quản, viêm phổi và viêm tiểu phế quản ở trẻ.
1. Tác động của việc hút thuốc lá trong gia đình đến sức khỏe hô hấp của trẻ nhỏ như thế nào?
Tác động của hút thuốc lá đối với sức khỏe hô hấp của trẻ em:
- Những trẻ có cha mẹ hút thuốc khiến phổi phát triển kém hơn những trẻ bình thường nên dễ mắc các bệnh về đường hô hấp như: viêm phế quản và viêm phổi.
- Khói thuốc lá khiến trẻ dễ bị ho, khò khè và gây ra các cơn hen suyễn.
- Tăng nguy cơ bị nhiễm trùng tai, chảy dịch trong tai và phải thực hiện nhiều thao tác đưa vào ống tai để thoát dịch.
- Khói thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc SIDS ( Hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh )
Một số biện pháp ngăn ngừa tác hại của khói thuốc lá tới sức khỏe của trẻ:
- Người lớn nên nỗ lực dừng hút thuốc lá hoàn toàn. Điều này không chỉ bảo vệ trẻ mà còn cải thiện sức khỏe của cả gia đình.
- Hút tránh xa trẻ em: Nếu không thể ngừng hút thuốc lá, hãy hút ở nơi không ảnh hưởng đến trẻ, như ngoài trời hoặc phòng riêng biệt.
- Đảm bảo không có khói thuốc lá trong không gian sống chung. Hãy mở cửa sổ, sử dụng máy lọc không khí và thông gió thường xuyên.
- Giáo dục trẻ về nguy cơ của hút thuốc lá: Như tác động xấu của hút thuốc lá đối với sức khỏe và khuyến khích từ chối hút thuốc lá.
2. Làm thế nào để nhận biết triệu chứng về vấn đề hô hấp ở trẻ em, bao gồm viêm phế quản, hen suyễn và viêm nhiễm đường hô hấp trên?
Trẻ sơ sinh, trẻ em là đối tượng nguy cơ cao mắc các bệnh lý đường hô hấp do sức đề kháng kém, khó thích nghi với những thay đổi nhanh của môi trường và miễn dịch yếu do chưa hoàn thiện.
Triệu chứng viêm đường hô hấp trên khá dễ nhận biết, thường bắt đầu bằng các dấu hiệu như: chảy nước mũi lỏng, hay hắt hơi, sốt nhẹ, ngạt mũi, ho ít, thở khò khè, nôn trớ,… Bệnh khởi phát ban đầu thường nhẹ, song nếu chăm sóc không tốt hoặc đề kháng yếu, bệnh sẽ tiến triển nặng thấy rõ qua triệu chứng bệnh. Nhiều trường hợp, viêm đường hô hấp trên ở trẻ sơ sinh tiến triển thành viêm đường hô hấp dưới nguy hiểm.
3. Làm thế nào để trẻ em tránh bị nhiễm bệnh do viêm phổi, đặc biệt trong mùa đông hoặc khi thời tiết lạnh?
Viêm phổi có thể xảy ra quanh năm nhưng hay gặp nhất vào mùa đông xuân do thời tiết lạnh, sức đề kháng của trẻ bị giảm sút cùng với các loại virus cúm có cơ hội phát triển gây bệnh.
Muốn phòng bệnh viêm phổi cho trẻ em cần thực hiện các biện pháp như sau:
- Xây dựng chế độ ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng, trẻ nhỏ cho bú nhiều lần trong ngày.
- Môi trường sống đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, tránh hít phải khói bụi và các chất kích thích.
- Vệ sinh răng miệng ngày 2 lần sáng khi ngủ dậy và buổi tối trước khi đi ngủ, sau mỗi bữa ăn cho uống nước súc miệng, tránh để vi khuẩn đọng lại bằng cách chải răng, lau răng miệng cho trẻ nhỏ.
- Mùa đông cần mặc quần áo đủ ấm cho trẻ, chú ý giữ ấm vùng ngực, cổ, đầu mặt cho trẻ, nhất là khi phải đưa trẻ đi ra ngoài.
- Tiêm phòng đầy đủ các loại vắc-xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng.