CHĂM SÓC TRẺ
Chăm sóc trẻ là tài liệu hữu ích chứa các câu hỏi và câu trả lời liên quan đến việc chăm sóc trẻ. Nó cung cấp thông tin quan trọng về dinh dưỡng, sức khỏe, phát triển và quyền lợi của trẻ, giúp bố mẹ và người chăm sóc hiểu rõ hơn về cách chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ em của họ.
TIÊU HÓA
Hệ tiêu hóa, hay “bộ não thứ 2” ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện.
70% hệ miễn dịch nằm ở đường tiêu hóa. Nó có vai trò xác định và trung hòa bất kỳ chất gây hại nào thấy trên đường vào cơ thể.
Giai đoạn 0-3 tuổi quan trọng cho hình thành hệ vi sinh đường ruột, và sau đó, tương tự người lớn. Mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, với lượng lợi khuẩn giảm và khuẩn gây hại tăng, gây ra các triệu chứng như tiêu chảy, táo bón, suy dinh dưỡng và giảm sức đề kháng.
1. Làm thế nào để xác định và giảm nguy cơ tắc nghẽn tiêu hóa ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trong giai đoạn bắt đầu ăn thức ăn cố định?
2. Tại sao trẻ em thường gặp vấn đề về tiêu hóa như táo bón?
Trẻ em hay gặp các vấn đề về tiêu hóa như táo bón vì hệ tiêu hóa của trẻ còn non nớt, chưa phát triển hoàn thiện.
- Ruột dài hơn người lớn: Độ dài đường ruột của trẻ sơ sinh gấp 7-8 lần chiều dài cơ thể trong khi người trưởng thành là 4-5 lần. Điều này khiến cho thức ăn lưu lại trong ruột trẻ lâu hơn, dễ bị lên men, phân hủy, gây táo bón.
- Thành ruột mỏng hơn.
- Các cơ quan tiêu hóa chưa hoạt động hiệu quả, khiến quá trình tiêu hóa diễn ra chậm, gây tình trạng rối loạn tiêu hóa.
Ngoài ra nguyên nhân gây táo bón ở trẻ cũng đến từ sinh hoạt hằng ngày như: Chế độ dinh dưỡng thiếu chất xơ, ít uống nước, thiếu vận động,…
3. Làm sao để phòng tránh bệnh lây truyền qua thực phẩm, nước uống cho trẻ và duy trì vệ sinh tiêu hóa tốt?
Thực phẩm, nước uống hằng ngày là “địa điểm lý tưởng” để vi khuẩn, virus, ký sinh trùng, hoặc các độc tố xâm nhập vào cơ thể qua đường tiêu hóa.
Để phòng tránh tối đa, ba mẹ áp dụng 1 số phương pháp sau:
- Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời: Sữa mẹ cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của trẻ, đồng thời giúp tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ trẻ khỏi các bệnh nhiễm trùng đường ruột.
- Cho trẻ ăn dặm đúng cách.
- Vệ sinh cơ thể sạch sẽ.
- Cho trẻ uống đủ nước.
- Không lạm dụng kháng sinh.
4. Tác động của nhóm thức ăn như chất béo, đường đến sức khỏe tiêu hóa của trẻ em như nào?
Chất béo và đường là hai chất dinh dưỡng quan trọng cần thiết cho sự phát triển của trẻ em. Tuy nhiên, nếu hấp thu quá nhiều có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tiêu hóa của trẻ, bao gồm:
- Tăng nguy cơ mắc các bệnh về đường tiêu hóa: như viêm loét dạ dày, táo bón, tiêu chảy,…
- Gây rối loạn tiêu hóa: khiến trẻ gặp các vấn đề như khó tiêu, đầy hơi, chướng bụng,…
- Tăng nguy cơ béo phì: các chuyên gia khuyến cáo béo phì là một yếu tố nguy cơ gây ra nhiều bệnh mãn tính như: bệnh tim mạch, tiểu đường, bệnh hô hấp,…
5. Khi nào nên dùng men vi sinh, khi nào cần dùng men tiêu hóa ?
Hiện nay, còn khá nhiều nhầm lẫn giữa men vi sinh và men tiêu hóa. Nhưng đây là hai chế phẩm hoàn toàn khác nhau về chỉ định và cách sử dụng. Nếu nhầm lẫn giữa hai loại này và sử dụng không đúng cách có thể gây tác dụng ngược, làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hoá.
- Men vi sinh hay còn gọi là probiotic – là những vi khuẩn có lợi cho đường ruột. Trong một số trường hợp bị rối loạn tiêu hóa, việc bổ sung các men vi sinh nhằm nâng cao sức đề kháng cho đường ruột là cần thiết.
- Men tiêu hóa là một loại enzyme do cơ thể tiết ra để tiêu hoá thức ăn. Men tiêu hóa được chỉ định khi bác sĩ nghi ngờ hoặc có bằng chứng là bị thiếu hoặc muốn tăng cường thêm khả năng tiêu hóa thức ăn trong một khoảng thời gian nhất định nào đó.